fbpx

Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì? Có dễ xin việc không?

18/01/2025

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì? Đây là thắc mắc của nhiều các bạn trẻ khi đang trong quá trình tìm hiểu ngành Dược để lựa chọn theo học sau khi kết thúc học THPT. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin giải đáp chi tiết.

tốt nghiệp cao đẳng dược gọi là gì

Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì? Có dễ xin việc không?

Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì?

Hiện nay Cao đẳng là một trong những hình thức đào tạo chuyên môn về rất nhiều ngành nghề khác nhau sau khi hoàn thành chương trình THPT. Hệ Cao đẳng có mức độ chuyên môn thấp hơn hệ Đại học, cùng với đó thời gian học Cao đẳng được rút ngắn hơn.

Đối với những thí sinh không thích dành nhiều thời gian cho việc học chuyên sâu, nghiên cứu ở bậc Đại học thì việc lựa chọn học hệ Cao đẳng là hoàn toàn phù hợp. Sau khi kết thúc chương trình học sinh viên sẽ được trực tiếp đi làm những công việc phù hợp với chuyên ngành đã theo học. Đây cũng là nguồn lực chủ chốt đóng vai trò quan trọng ở nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện nay trong xã hội.

Trên thực tế hiện nay sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng được gọi chung là cử nhân. Theo thông tin tại quy định 10/2017/TT-BLĐTBXH, tùy vào ngành học, nghề đào tạo mà thông tin trên bằng sẽ được ghi là: “Danh hiệu Cử nhân thực hành’’ hoặc “Danh hiệu Kỹ sư thực hành” Tùy thuộc vào tính chất ngành nghề theo học, sẽ có cách gọi khác nhau:

  • Theo đó đối với sinh viên hệ Cao đẳng chính quy và theo học các ngành nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý sẽ được gọi là cử nhân;
  • Đối với những sinh viên nghề hoặc các ngành Kỹ thuật sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi là kỹ sư, ví dụ với các ngành cơ khí, điện máy, ô tô…

Như vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược sẽ được gọi là Cử nhân Dược, có đủ điều kiện được làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm và được mở quầy thuốc nếu đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn. Tốt nghiệp ra trường đi làm tại các cơ sở Y tế và đảm nhiệm các vị trí trong lĩnh vực Dược phẩm sẽ được gọi chung là Dược sĩ.

dược sĩ cao đẳng gọi la gì

Dược sĩ tốt nghiệp từ hệ Cao đẳng tại Việt Nam sẽ được gọi là Cử nhân Dược

Các hình thức đào tạo hệ Cao đẳng Dược

Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có 02 hình thức đào tạo Cao đẳng bao gồm:

  • Đào tạo chính quy: Đây là hình thức đào tạo tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở Giáo dục Đại học có đăng ký hoạt động Giáo dục để thực hiện đào tạo trình độ Cao đẳng;
  • Đào tạo thường xuyên: Hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với những chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng và nhiều chương trình đào tạo nghề nghiệp khác sẽ áp dụng linh hoạt chương trình, thời gian, phương pháp và địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.

Tại Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về 02 phương thức đào tạo Cao đẳng hiện nay:

  • Đào tạo theo niên chế: Đây là phương thức tổ chức đào tạo theo từng năm học với thời gian học tương đối cố định trong toàn khóa học, điều này cho phép các sinh viên trong một lớp cùng nhau theo một thời khóa biểu, kế hoạch đào tạo thống nhất;
  • Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hay còn gọi là tín chỉ: Với hình thức này người học sẽ chủ động lựa chọn học mô – đun, các môn học theo quy định của nhà trường để tích lũy đến khi đủ số lượng theo đúng quy định về tín chỉ trong chương trình học.

Ý nghĩa của bằng cử nhân Cao đẳng Dược là gì?

Việc sở hữu tấm bằng cử nhân Cao đẳng Dược sẽ là niềm tự hào và đánh mơ ước của rất nhiều người bởi đây cũng là kết quả của quá trình rèn luyện, học tập, nỗ lực cố gắng không ngừng của bản thân. Cụ thể khi sở hữu bằng cử nhân đem đến rất nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như:

  • Tích lũy kiến thức, trau dồi kỹ năng chuyên môn trong quá trình học tập để lấy bằng từ đó sẽ là hành trang vững chắc phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của mỗi cử nhân và đây cũng là cơ hội để tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp.
  • Có cơ hội tìm việc làm ổn định bởi tạo lợi thế hơn so với những ứng viên khi đi xin việc bởi đây sẽ là cơ sở để thỏa thuận mức lương phù hợp với nhà tuyển dụng. Đồng thời kiến thức ở bậc Cao đẳng cũng sẽ là nền tảng để có cơ hội học tập lên cao và đem đến cơ hội thăng tiến, thành công sau này;
  • Bằng cử nhân sẽ là bước đầu để tiếp tục theo học chuyên sâu lên những bậc học cao để trình độ chuyên môn, bằng cấp được cập nhật ở mức trên và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề bản thân đã chọn. Đây sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về trình độ chuyên môn so với các ứng viên khác.
bằng cao đẳng dược gọi là gì

Dược sĩ hệ Cao đẳng có cơ hội việc làm rộng mở trong bối cảnh ngành Dược phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ

Bằng Cao đẳng Dược có dễ xin việc không?

Với chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành Dược sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo những kiến thức chuyên môn vào thực tiễn để có thể phát triển một cách toàn diện. Theo đó sau khi tốt nghiệp sinh viên vừa có sự am hiểu về kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng, quy trình làm việc điều này giúp ứng dụng tốt vào thực tiễn công việc tại các cơ sở Y tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ sẵn sàng đối mặt với các thử thách, tự tin vượt qua kỳ phỏng vấn của các nhà tuyển dụng, dễ dàng tìm được công việc ổn định, mức thu nhập hấp dẫn;

Trên thực tế có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Dược đảm nhiệm công việc tại các bệnh viện lớn, công ty đa quốc gia, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực ngành Dược với mức thu nhập cao. Điều này cho thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược ngoài công việc tại các cơ sở Y tế, sinh viên hoàn toàn có cơ hội làm việc ở những vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Tại nhiều quốc gia khác trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ngành Dược ngày càng được chú trọng đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thống kê về một vài số liệu để bạn đọc thấy được cơ hội phát triển của ngành Dược trong những năm sắp tới, cụ thể như:

  • Ngành Dược phẩm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) ước tính vào khoảng 12-14% trong giai đoạn 2020-2025;
  • Tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Việt Nam đang tăng nhanh và dự báo sẽ chiếm khoảng 14,6% dân số vào năm 2030;
  • Tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 dự đoán có thể tăng đến 90%;
  • Tới năm 2030 số lượng bệnh viện tại Việt Nam được dự báo sẽ có thể tăng thêm hơn 200 bệnh viện công và tư nhân.

Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc “Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì?” được Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn đã chia sẻ. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều tìm hiểu về kiến thức hữu ích hệ Cao đẳng Dược. 

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
GLP trong ngành Dược là gì? Vai trò GLP trong kiểm nghiệm GLP trong ngành Dược là gì? Vai trò GLP trong kiểm nghiệm GLP là trong những tiêu chuẩn vô cùng quan trọng mà bất cứ cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc cần nắm rõ và tuân thủ theo. Để hiểu rõ hơn về GLP trong ngành Dược là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Học ngành dược khối B và các trường xét tuyển Học ngành dược khối B và các trường xét tuyển Có xét tuyển ngành Dược khối B không? Trường nào xét tuyển? Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về ngành học nhiều tiềm năng phát triển. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Đa khoa [MỚI NHẤT] Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Đa khoa [MỚI NHẤT] Các quy định, điều kiện, thủ tục để cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Đa khoa như thế nào? Thông tin bài viết dưới đây sẽ chia sẻ để người đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến giấy phép hành nghề. Y sĩ học lên Bác sĩ được không? Điều kiện học lên là gì? Y sĩ học lên Bác sĩ được không? Điều kiện học lên là gì? Tại nhiều trường Đại học mức điểm chuẩn ngành Bác sĩ luôn ở mức cao nên nhiều thí sinh đã chọn lựa chọn học hệ thấp hơn sau đó sẽ học Liên thông. Vậy Y sĩ học lên Bác sĩ được không? Phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ? Nên học Y sĩ hay Bác sĩ? Phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ? Nên học Y sĩ hay Bác sĩ? Trong lĩnh vực Y tế, Y sĩ và Bác sĩ đều là 2 ngành nghề có vị trí quan trọng. Trong bài viết dưới đây sẽ so sánh những điểm giống và khác nhau để phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ? Y sĩ có phải là Y tá không? Chuyên môn Y sĩ và Y tá ai cao hơn Y sĩ có phải là Y tá không? Chuyên môn Y sĩ và Y tá ai cao hơn Y sĩ và Y tá là hai chức danh có vai trò quan trọng trong ngành Y tế. Nhiều người thắc mắc Y sĩ có phải Y tá không? Để phân biệt và hiểu rõ hơn về 2 vị trí công việc này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Dược khối D07 học được không? Trường nào xét tuyển? Ngành Dược khối D07 học được không? Trường nào xét tuyển? Nhiều các bạn trẻ có ước mơ trở thành Dược sĩ tuy nhiên có băn khoăn ngành Dược khối D07 học được không? Có trường nào xét tuyển? Để có giải đáp chi tiết bạn đọc hãy cùng đón đọc nội dung bài viết dưới đây. Ngành Y khối A1 gồm những ngành học nào? Trường nào xét tuyển? Ngành Y khối A1 gồm những ngành học nào? Trường nào xét tuyển? Thí sinh khối A1 thi ngành Y được không? Ngành Y khối A1 gồm những ngành học nào? Trường nào xét tuyển? Để có thêm nhiều thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc về ngành Y khối A1, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Khối D01 có học ngành Y được không? Trường Y xét khối D01 Khối D01 có học ngành Y được không? Trường Y xét khối D01 Khối D01 có học ngành Y được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều các bạn thí sinh đang theo học khối D01 và quan tâm đến lĩnh vực Y. Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết ở bài viết dưới đây.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát