fbpx

Tiếng Anh Chuyên Ngành Dược Là Gì? Bí Quyết Học Hiệu Quả

29/07/2024

Người đăng : NhâmPT

Chia sẻ

Y Dược là ngành học không ngừng phát triển đòi hỏi chúng ta cần cập nhật kiến thức từng ngày vì vậy với những ai muốn bắt kịp với những bước tiến y học thế giới cần phải có nền tảng tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách học tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả để các em tìm hiểu và áp dụng.

tiếng anh chuyên ngành dược

Tiếng Anh chuyên ngành Dược là gì?

Tiếng Anh chuyên ngành Dược là gì?

Tiếng Anh chuyên ngành Dược là Pharmaceutical Industry (färməˈso͞odək(ə)l – ˈindəstrē) có nghĩa là “Ngành công nghiệp Dược phẩm”. Đây là một cụm từ ghép, kết hợp giữa Pharmaceutical (Dược phẩm) và Industry (Ngành Công nghiệp).

Tại sao cần học tiếng Anh chuyên ngành Dược?

Tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ chính thống được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi lĩnh vực đều cần đến ngôn ngữ tiếng Anh, chuyên ngành Y Dược cũng không ngoại lệ. Tiếng Anh chuyên ngành Y Dược đóng vai trò quan trọng đối với người đi làm.

Việc sở hữu kiến thức, nền tảng tiếng Anh tốt là điều rất cần thiết khi làm công việc liên quan tới Y Dược. Có vốn tiếng Anh sẽ mang đến thành công và cơ hội lớn trong môi trường làm việc quốc tế. Trong các tài liệu về Dược hầu hết đều bằng tiếng Anh nên người sở hữu khả năng ngoại ngữ giỏi sẽ dễ dàng tiếp cận với những phát minh mới để cập nhật kiến thức chuyên ngành từ các nước phát triển.

Tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay như Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, ngoài giảng dạy các kiến thức sinh viên cũng được đào tạo về ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành Y Dược để phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.

học tiếng anh chuyên ngành dược

Tiếng Anh chuyên ngành đóng vai trò rất quan trọng với người làm ngành Dược

Bí quyết học tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả

Có nhiều cách khác nhau để trau dồi từ vựng chuyên ngành Dược, bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản, bao gồm:

  • Cấu trúc ngữ pháp.
  • Cách sử dụng loại từ.
  • Cách ghi nhớ từ vựng.
  • Sử dụng tiếng Anh giao tiếp cơ bản.

Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, tuy nhiên, tiếng Anh chuyên ngành Y Dược tương đối khó. Bạn phải tiếp xúc với các thuật ngữ chuyên ngành phức tạp, nếu không có phương pháp học phù hợp thì sẽ khiến người học dễ từ bỏ. Dưới đây là 1 số bí quyết học tiếng Anh chuyên ngành dược hiệu quả:

  • Thiết lập mục tiêu và lộ trình học phù hợp, bạn có thể tập trung vào ghi nhớ thuật ngữ chuyên ngành, thường xuyên đọc những tài liệu y khoa liên quan đến chuyên môn. Tìm đọc các tài liệu, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành đơn giản nhất, phù hợp với công việc.
  • Tập trung ghi nhớ các thuật ngữ chuyên ngành theo chủ đề, luyện từ vựng tiếng anh ngành y khoa theo chủ điểm, luyện nghe tiếng Anh chuyên ngành qua bản tin, radio, video trực tuyến. Giao tiếp thực tế, trực tiếp với người bản xứ.
  • Cần có phương pháp phù hợp, áp dụng nguyên tắc 5W1H khi học tiếng Anh sẽ có hiệu quả. 
  • Học các giáo trình, tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Y-Dược đọc đi đọc lại tài liệu mà bạn đang quan tâm. Tìm đọc các tài liệu, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành, kiên trì ôn tập đều đặn từ thuật ngữ, ngữ pháp để dần nâng cao trình độ. Khi đã có kiến thức nhất định sinh viên sẽ làm đề, ôn luyện để biết bản thân còn thiếu ở đâu.
  • Cải thiện tiếng Anh y khoa bằng cách nắm chắc các kiến thức cơ bản trong ngành.
  • Cần nắm chắc ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu để bạn không phải bỡ ngỡ khi phải tiếp xúc với tiếng Anh chuyên ngành độ khó cao.
  • Thường xuyên đọc sách chuyên ngành, cập nhật kiến thức Y học để vững kiến thức.
  • Trau dồi và nâng cao 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết để học tiếng Anh chuyên ngành nâng cao nhanh chóng. Học và luyện tập những kỹ năng này sẽ giúp việc học tiếng Anh chuyên ngành Dược đạt hiệu quả nhất.
  • Nghe nhạc bằng tiếng Anh hoặc đọc báo về chuyên ngành Dược để luyện nghe mỗi ngày.
  • Cần có phương pháp đọc và dịch hiệu quả, đúng ngữ pháp.
  • Học lý thuyết đi đôi với thực hành sẽ tăng khả năng ghi nhớ, bạn nên trao đổi với bạn bè, giảng viên để biết trình độ bản thân đang ở mức nào.
  • Gia nhập các nhóm hoặc câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành Y Dược học thêm những kỹ năng mềm cần thiết và mở rộng mối quan hệ, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của mình.

Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Y Dược

Để học tốt tiếng Anh, bạn cần nắm vững các thuật ngữ thường dùng để phục vụ việc nghiên cứu tài liệu. Khi làm việc trong môi trường thực tế nếu thành thạo những mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Y Dược sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn. Một số thuật ngữ và từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Y Dược cơ bản hay sử dụng tại môi trường làm việc bạn nên biết đó là:

94 thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Y Dược

  1. Hospital: Bệnh viện
  2. Doctor: Bác sĩ
  3. Surgeon: Bác sĩ phẫu thuật
  4. GP (General practitioner): Bác sĩ đa khoa
  5. Nurse: Y tá
  6. Prescription: Kê đơn thuốc
  7. Patient: Bệnh nhân
  8. Ward: Phòng bệnh
  9. Medicine: Thuốc
  10. Pill: Thuốc con nhộng
  11. Tablet: Thuốc viên
  12. Antibiotics: Kháng sinh
  13. Operation: Phẫu thuật
  14. Operating theatre: Phòng mổ
  15. Surgery: Ca phẫu thuật
  16. Medical insurance: Bảo hiểm y tế
  17. Blood pressure: Huyết áp
  18. Waiting room: Phòng chờ
  19. Blood sample: Mẫu máu
  20. Temperature: Nhiệt độ
  21. Pulse: Nhịp tim
  22. Urine sample: Mẫu nước tiểu
  23. Injection: Tiêm
  24. Vaccination: Tiêm chủng vắc-xin
  25. X-ray: X quang
  26. Infected: Bị lây nhiễm
  27. Pain: (n) Cơn đau
  28. Painful: (adj) Đau
  29. Well: Khỏe
  30. Unwell: Không khỏe
  31. Ill: Ốm
  32. Contraception: Biện pháp tránh thai
  33. Pregnancy: Thai
  34. Abortion: Nạo thai
  35. Từ vựng về các loại bệnh:
  36. Acne: Mụn trứng cá
  37. Allergy: Dị ứng
  38. AIDS (Acquired immunodeficiency syndrome): Hội chứng suy giảm miễn dịch
  39. Arthritis: Viêm khớp
  40. Athlete’s foot: Bệnh nấm bàn chân
  41. Asthma: Hen
  42. Bleeding: Chảy máu
  43. Backache: Bệnh đau lưng
  44. Blister: Phồng rộp
  45. Bruise: Vết thâm tím
  46. Broken: Gãy (Broken leg: Gãy chân, Broken arm: Gãy tay)
  47. Chest pain: Bệnh đau ngực
  48. Cancer: Ung thư
  49. Chicken pox: Bệnh thủy đậu
  50. Cold: Cảm lạnh
  51. Cough: Ho
  52. Constipation: Táo bón
  53. Cut: Vết đứt
  54. Diabetes: Bệnh tiểu đường
  55. Depression: Suy nhược cơ thể
  56. Diarhoes: Bệnh tiêu chảy
  57. Eating disorder: Rối loạn ăn uống
  58. Earache: Đau tai
  59. Eczema: Bệnh Ec-zê-ma
  60. Flu: Cúm
  61. Fever: Sốt
  62. Food poisoning: Ngộ độc thực phẩm
  63. Fracture: Gãy xương
  64. Heart attack: Cơn đau tim
  65. Headache: Đau đầu
  66. High blood pressure/ hypertension: Huyết áp cao
  67. HIV (Human immunodeficiency virus): HIV
  68. Inflammation: Viêm
  69. Infection: Sự lây nhiễm
  70. Injury: Thương vong
  71. Lump: Bướu
  72. Low blood pressure/ hypotension: Huyết áp thấp
  73. Lung cancer: Ung thư phổi
  74. Measles: Bệnh sởi
  75. Malaria: Bệnh sốt rét
  76. Migraine: Bệnh đau nửa đầu
  77. Mumps: Bệnh quai bị
  78. MS (Multiple sclerosis): Bệnh đa xơ cứng
  79. Pneumonia: Bệnh viêm phổi
  80. Rash: Phát ban
  81. Rabies: Bệnh dại
  82. Rheumatism: Bệnh thấp khớp
  83. Sprain: Bong gân
  84. Sore throat: Đau họng
  85. Spots: Nốt
  86. Stress: Căng thẳng
  87. Stomach ache: Đau dạ dày
  88. Stroke: Đột quỵ
  89. Swelling: Sưng tấy
  90. Tonsillitis: Viêm amidan
  91. Test: Xét nghiệm
  92. Travel sick: Say xe, trúng gió
  93. Virus: Vi-rút
  94. Wart: Mụn cơm

Từ vựng về công việc, vị trí làm việc của Dược sĩ

  • Medicine: Ngành Y Dược
  • Pharmacist: Dược sĩ
  • Chemist: Dược sĩ
  • Druggist: Dược sĩ
  • Pharmacy: Cửa hàng thuốc (Tây)
  • Chemist’s: Cửa hàng thuốc (Tây)
  • Drugstore: Cửa hàng thuốc (Tây)
  • Western medicine: Tây y
  • Eastern medicine: Đông y
  • Traditional medicine: y học cổ truyền
  • Herbalist: Thầy lang
  • Herb: Thảo Dược
  • Trong tiếng Anh ngành Dược, Thảo Dược là “Herb”
  • Prescribe: Kê đơn
  • Prescription: Đơn thuốc
  • Prescribe: Kê đơn
  • Put [Somebody] On [Something]: Kê Đơn Cho Ai Uống Thuốc Gì
  • License: Giấy Phép (Hành Nghề)
  • Medical ethics: Y đức
  • Hospital: Bệnh viện
  • Clinic: Phòng khám
học tiếng anh chuyên ngành y dược

Cần nắm vững các thuật ngữ thường dùng để tra cứu và nghiên cứu tài liệu

Từ vựng tiếng Anh cơ bản chuyên ngành Dược

Từ vựng (Vocabulary) Phát âm (Pronunciation)

Nghĩa (Meaning)

Pharmaceutical Product /ˌfɑːməˈsjuːtɪkəl ˈprɒdʌkt/ Dược phẩm
Drug /drʌg/ Thuốc
Quality /ˈkwɒlɪti/ Chất lượng
Safety /ˈseɪfti/ An toàn
Diagnosis  /ˌdaɪəgˈnəʊsɪs/ Sự chẩn đoán bệnh
Treatment  /ˈtriːtmənt/ Sự chữa bệnh
Dietary Supplement  /ˈdaɪətəri ˈsʌplɪmənt/ Chế phẩm bổ sung
Mineral  /ˈmɪnərəl/ Khoáng chất
Herb /hɜːb/ Thảo dược
Botanical Extract /bəˈtænɪkəl ˈɛkstrækt/ Chiết xuất thực vật
Cosmetic /kɒzˈmɛtɪk/ Mỹ phẩm
Manufacture  /ˌmænjʊˈfækʧə/ Quá trình sản xuất
Production /prəˈdʌkʃən/ Sản xuất
Quality Assurance  /ˈkwɒlɪti əˈʃʊərəns/ Đảm bảo chất lượng
Validation /ˌvælɪˈdeɪʃən/ Thẩm định
Molecule  /ˈmɒlɪkjuːl / Phân tử
Substance  /ˈsʌbstəns/ Chất
Parasite /ˈpærəsaɪt/ Ký sinh trùng
Therapy  /ˈθɛrəpi/ Trị liệu
Toxicology  /ˌtɒksɪˈkɒləʤi/ Độc chất học
Solid /ˈsɒlɪd/ Dạng rắn
Liquid  /ˈlɪkwɪd / Dạng lỏng
Gaseous  /ˈgæsiəs / Thể khí
Inhale /ɪnˈheɪl/ (Sự) hít vào
Molecular Weight /məʊˈlɛkjʊlə weɪt/ Khối lượng phân tử
Drug Reactivity /drʌg ˌriːækˈtɪvɪti/ Phản ứng của thuốc
Covalent Bond  /kəʊˈveɪlənt bɒnd/ Liên kết cộng hóa trị
Hydrophobic Bond  /hydrophobic bɒnd / Liên kết kỵ nước
Interaction /ˌɪntərˈækʃən/ Tương tác
Analytical Interference /ˌænəˈlɪtɪkəl ˌɪntəˈfɪərəns/ Nhiễu phân tích
Absorption /əbˈsɔːpʃ(ə)n/ Hấp thu
Distribution  /ˌdɪstrɪˈbjuːʃən / Phân bố
Metabolism  /mɛˈtæbəlɪzm / Chuyển hóa
Excretion /ɛksˈkriːʃən/ Thải trừ
Receptor  /rɪˈsɛptə/ Thụ thể
Therapeutic Effect /ˌθɛrəˈpjuːtɪk ɪˈfɛkt/ Tác dụng điều trị
Adverse Consequence  /ˈædvɜːs ˈkɒnsɪkwəns/  Hậu quả bất lợi
Patient /ˈpeɪʃənt/ Bệnh nhân
Concentration  /ˌkɒnsənˈtreɪʃən / Nồng độ
Dosage Form /ˈdəʊsɪʤ fɔːm/ Dạng bào chế
Undesirable Effect  /ˌʌndɪˈzaɪərəbl ɪˈfɛkt/ Tác dụng không mong muốn
Oral Route /ɔːrəl ruːt/ Đường uống
Buccal Route /buccal ruːt/ Đường đặt trong miệng
Rectal Route /ˈrɛktəl ruːt/ Đường trực tràng
Inhalation Route /ˌɪnhəˈleɪʃən ruːt/ Đường hít thở (hô hấp)
Transdermal Route /transdermal ruːt/ Đường qua da
Topical Route /ˈtɒpɪkəl ruːt/ Đường dùng tại chỗ
Application /ˌæplɪˈkeɪʃ(ə)n/ Thuốc bôi
Capsule /ˈkæpsjuːl/ Viên nang
Dusting Powder /ˈdʌstɪŋ ˈpaʊdə/ Thuốc bột
Tablet /ˈtæblɪt/ Viên nén

Bài viết trên đã giúp người học nắm được những bí quyết học tiếng Anh chuyên ngành Dược hiệu quả và các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Y Dược cơ bản. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực y Dược việc học tiếng Anh là công cụ tất yếu để bạn theo đuổi những bước tiến xa hơn trong công việc.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Ngành Dược là một nghề có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Là ngành đóng góp nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho đất nước nên nhận được nhiều sự yêu mến, tôn trọng. Dưới đây là một số các câu nói hay về ngành Dược nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các Dược sĩ và sự cống hiến của họ trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn Chiết xuất dược liệu không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe mà còn thúc đẩy nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học. Vậy quy trình chuẩn của công nghệ chiết xuất dược liệu cụ thể như thế nào? Có mấy phương pháp chiết xuất? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Những năm gần đây ngành Hóa Dược đang thu hút được nhiều thí sinh quan tâm theo học vì đem lại cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể học ngành Hóa Dược ra trường sẽ làm những công việc gì là thắc mắc của rất nhiều thí sinh. Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Dược học và Hóa dược là hai ngành học đầy tiềm năng phát triển nên được nhiều thí sinh lựa chọn theo học. Đã có rất nhiều thí sinh nhầm lẫn hai ngành là một. Tuy nhiên đây là hai ngành riêng biệt, có sự khác nhau về chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm. Vậy sự khác biệt giữa 2 ngành trên là gì? Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thông tin rõ hơn tới thí sinh trong bài viết này. Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Ngành Dược luôn được coi là ngành học luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Nếu bạn đang chưa tìm được cách để viết đơn xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thì bài viết này sẽ chia sẻ cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ chuẩn xác nhất giúp bạn ghi điểm. GPS Là Gì? Tiêu Chuẩn Các GPS Trong Ngành Dược GPS Là Gì? Tiêu Chuẩn Các GPS Trong Ngành Dược GPS là cụm từ viết tắt mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến trong ngành Y Dược. Trong ngành sản xuất thuốc các cơ sở sản xuất và bảo quản thuốc cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn GPS. Vậy GPS là gì? Tiêu chuẩn các GPs trong ngành Dược như thế nào? QA Ngành Dược Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên QA Dược QA Ngành Dược Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên QA Dược QA Dược là một phần không thể thiếu trong ngành Dược phẩm. Đảm bảo rằng các sản phẩm Dược phẩm trên thị trường đạt tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu thêm để biết QA ngành Dược là gì? Vai trò và công việc của nhân viên QA Dược. QC ngành Dược là gì? Những công việc của QC ngành Dược QC ngành Dược là gì? Những công việc của QC ngành Dược Trong ngành Dược phẩm trước khi tung ra thị trường bất kỳ sản phẩm nào cũng cần trải qua quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Qúa trình này được gọi là QC ngành Dược. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để biết QC ngành Dược là gì? Vai trò QC trong ngành Dược. Nên Học Dược Hay Kinh Tế Năm 2024? Cơ Hội Việc Làm 2 Ngành Nên Học Dược Hay Kinh Tế Năm 2024? Cơ Hội Việc Làm 2 Ngành Ngành Dược và ngành Kinh tế là hai ngành hàng năm nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh vì bởi tính ứng dụng cao vào đời sống. Để lựa chọn nên học Dược hay Kinh tế các em cần so sánh được ưu và nhược điểm của ngành học này.