fbpx

Điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh

16/09/2024

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Thủ tục làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh có rất nhiều những thủ tục khác nhau. Nhằm tạo thuận lợi cho người có chuyên môn ngành Hộ sinh làm hồ sơ bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề nữ Hộ sinh.

chứng chỉ hành nghề hộ sinh

Điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh hiện nay

Thời gian thực hành để xin cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh

Căn cứ theo Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã có quy định về thời gian người thực hành cần đảm bảo trước khi cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, cụ thể như sau:

Xác nhận quá trình thực hành

1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với Y sĩ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với Hộ sinh viên;

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Theo quy định ở trên Hộ sinh viên sẽ cần phải trải qua 09 tháng thực hành tại Bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà Hộ sinh sẽ đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh

Tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định như sau:

Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề nữ Hộ sinh không thuộc trường hợp như:

  • Đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn Y Dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Trong thời gian bị chấp hành bản án hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở Giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, Hộ sinh cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh.

điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề hộ sinh

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh là gì?

Thủ tục hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh gồm những giấy tờ gì?

Theo đó cử nhân Cao đẳng Hộ sinh tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khi đi xin giấy chứng chỉ hành nghề Hộ sinh cần chuẩn bị thủ tục giấy tờ theo đúng Nghị định số 109/2016/NĐ-CP đã nêu như sau:

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu)

2. Một số bản sao văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp CCHN:

– Bản sao công chứng (bắt buộc).

– Sắp xếp theo thứ tự:

  • Bằng tốt nghiệp Bác sĩ/Điều dưỡng/Hộ sinh;
  • Văn bằng sau Đại học/nâng cao;
  • Một số văn bằng/chứng nhận/chứng chỉ khác (nếu có) tuy nhiên cần phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

3. Giấy nhận xét của người hướng dẫn thực hành (theo mẫu).

4. Giấy xác nhận quá trình thực hành (theo mẫu, yêu cầu đánh máy): Giám đốc bệnh viện ký.

5. Phiếu lý lịch tư pháp (cá nhân xin xác nhận tại Sở Tư pháp).

6. Sơ yếu lý lịch tự thuật có dán ảnh theo quy định (01 ảnh 04 x 06 cm nền trắng, chụp trong thời gian 6 tháng trở lại đây).

7. Giấy chứng nhận sức khỏe có dán ảnh theo quy định.

8. 02 ảnh 04 cm x 06 cm (nền trắng) cho vào phong bì, ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh vào mặt sau ảnh, ảnh chụp trong thời gian 6 tháng trở lại đây.

Trường hợp tốt nghiệp Đại học Y ở nước ngoài hoặc các trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề tuy nhiên đang muốn mở rộng phạm vi hoạt động chuyên môn sẽ cần thực hiện đề nghị liên hệ trực tiếp với phòng tổ chức cán bộ để được hướng dẫn làm hồ sơ.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã biết thêm nhiều kiến chức khi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề Hộ sinh. Từ đó có sự chuẩn bị cả về kiến thức, giấy tờ hồ sơ để việc xin cấp chứng chỉ được dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh mới nhất 2025 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh mới nhất 2025 Cùng tìm hiểu điều kiện xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh như thế nào? Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh sẽ làm công việc gì? Có trường nào đào tạo Cao đẳng Hộ sinh? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Hộ sinh Quốc tế Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Hộ sinh Quốc tế Nữ Hộ sinh có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Do đó từ năm 1991 ngày 5/5 hàng năm đã được chọn là ngày Hộ sinh Quốc tế nhằm tôn vinh những người luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho quá trình vượt cạn, tận tâm chăm sóc các bé. Hộ sinh là gì? Học Cao đẳng Hộ sinh có khó không? Hộ sinh là gì? Học Cao đẳng Hộ sinh có khó không? Hộ sinh được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển lớn, trong những năm gần đây có nhiều các bạn trẻ lựa chọn theo học ngành này. Vậy học Cao đẳng Hộ sinh có khó không? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết. Ngành Hộ sinh là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Học ở đâu? Ngành Hộ sinh là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Học ở đâu? Nếu yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe cho đối tượng mẹ và bé thì bạn nên lựa chọn học ngành Hộ sinh là phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin để bạn đọc hiểu hơn Ngành Hộ sinh là gì? Nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không? Nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không? Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh chuyên khoa sản gia tăng nên Hộ sinh là ngành học vô cùng phát triển trong tương lai. Vậy nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không? Điều kiện để mở phòng khám là gì? Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của nữ Hộ sinh hiện nay Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của nữ Hộ sinh hiện nay Hộ sinh là một trong những ngành nghề Y tế quan trọng và có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về vai trò, chức năng nhiệm vụ của nữ Hộ sinh. Nữ Hộ sinh tiếng anh là gì? Lợi thế khi có vốn ngoại ngữ Nữ Hộ sinh tiếng anh là gì? Lợi thế khi có vốn ngoại ngữ Nữ Hộ sinh được xem là người bạn đồng hành của mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Vậy nữ Hộ sinh Tiếng anh là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để trang bị thêm vốn kiến thức Tiếng anh hữu ích ngành Hộ sinh nhé. Có nên liên thông Đại học Hộ sinh? Điều kiện liên thông là gì Có nên liên thông Đại học Hộ sinh? Điều kiện liên thông là gì Học Liên thông Đại học Hộ sinh là hình thức đào tạo giúp thí sinh nâng cao kiến thức, bằng cấp của bản thân sau khi hoàn thành chương trình học Cao đẳng. Để tìm hiểu rõ hơn những thông tin về học Liên thông Đại học Hộ sinh, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Học Hộ sinh ra làm gì? Nhu cầu về nhân lực của ngành Hộ sinh Học Hộ sinh ra làm gì? Nhu cầu về nhân lực của ngành Hộ sinh Ngành Hộ sinh có đóng góp to lớn trong sự thành công của các ca sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu hết được học Hộ sinh ra làm gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngành học, cơ hội việc làm ngành Hộ sinh trong bài viết dưới đây.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát