Nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không?
Nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không?
14/09/2024
Lượt xem:1.910
Người đăng : Trần Mai
Chia sẻ
Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh chuyên khoa sản gia tăng nên Hộ sinh là ngành học vô cùng phát triển trong tương lai. Vậy nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không? Điều kiện để mở phòng khám là gì?
Ngành Hộ sinh đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ngành Y tế
Nữ Hộ sinh có được mở phòng khám không?
Nữ hộ sinh tại Việt Nam hoàn toàn có thể mở phòng khám nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Cụ thể, các yêu cầu chính bao gồm:
Bằng cấp và chứng chỉ: Nữ Hộ sinh cần có bằng cấp chuyên môn phù hợp, chẳng hạn như bằng Đại học hoặc Cao đẳng Hộ sinh TPHCM. Ngoài ra, cần có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Giấy phép hoạt động: Cần xin giấy phép hoạt động phòng khám từ cơ quan quản lý nhà nước, chẳng hạn như Sở Y tế tỉnh hoặc thành phố nơi phòng khám sẽ hoạt động.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Phòng khám cần đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và điều kiện vệ sinh theo quy định của pháp luật.
Nhân sự: Cần có đội ngũ nhân viên y tế (như Bác sĩ, Hộ sinh) đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và giấy phép hành nghề.
Đăng ký kinh doanh: Cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và các yêu cầu về pháp lý khác liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ y tế.
Chứng nhận an toàn vệ sinh: Đảm bảo phòng khám đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu nữ Hộ sinh có nhu cầu mở phòng khám nên liên hệ với Sở Y tế địa phương và các cơ quan chức năng sẽ giúp để nắm rõ hơn và đáp ứng được các quy định và quy trình cần thực hiện.
Điều kiện để mở phòng khám chuyên khoa sản
Để mở phòng khám chuyên khoa sản trước tiên cần tuân thủ theo đúng pháp luật và một số những nghị định như:
Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 7 năm 2016 cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Thông tư 21/2020/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với Bác sĩ Y khoa
Tiếp theo sẽ cần quan tâm đến điều kiện chung, điều kiện riêng cho phòng khám chuyên khoa để có được những thông tin chính xác khi mở phòng khám. Cụ thể những điều kiện cơ sở vật chất của phòng khám chuyên khoa sản như:
Để mở phòng khám nữ Hộ sinh sẽ cần đáp ứng điều kiện theo đúng quy định pháp luật
Bên cạnh đó phòng khám cũng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như:
Có địa điểm phòng khám cố định và cần tách biệt với khu sinh hoạt của gia đình, trừ những trường hợp khám chữa bệnh lưu động.
Phòng khám cần được thiết kế đủ ánh sách, có trần chống bụi, đồng thời sử dụng các chất tẩy rửa để làm vệ sinh cho tường, nền phòng khám.
Đảm bảo được an toàn phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải Y tế theo đúng quy định, đảm bảo an toàn bức xạ.
Đầy đủ hệ thống điện nước, tiện ích phục vụ cho quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Về dụng cụ Y tế sử dụng lại cần thực hiện tiệt trùng và có khu vực tiệt trùng riêng hoặc ký kết hợp đồng hợp tác với cơ sở khác nhằm thực hiện đảm bảo an toàn cho những lần sử dụng sau đó.
Bố trí nơi tiếp đón bệnh nhân, phòng khám chuyên khoa, phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu, phòng lưu người bệnh, với mỗi phòng sẽ có yêu cầu về diện tích khác nhau:
Phòng cấp cứu: Diện tích tối thiểu 12m2.
Phòng khám chuyên khoa, phòng tiểu phẫu: Diện tích tối thiểu 10 m2.
Phòng lưu người bệnh: Diện tích tối thiểu 15m2 với ít nhất 2 giường lưu, trong trường hợp 3 giường lưu thì diện tích tối thiểu là 5 m2/giường bệnh.
Điều kiện về trang thiết bị y tế:
Trang bị đủ thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động của phòng khám.
Có hộp thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Những phòng khám thực hiện tư vấn qua những phương tiện công nghệ cần trang bị đầy đủ các phương tiện viễn thông để phù hợp với quá trình khám và điều trị bệnh.
Điều kiện về nhân lực
Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa sản:
Bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
Bác sĩ cần đăng ký làm việc liên tục 8 tiếng 1 ngày trong thời gian hoạt động của phòng khám chuyên khoa phụ sản.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn đã hành nghề ít nhất 36 tháng kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám chữa bệnh ít nhất 54 tháng.
Những đối tượng khác làm việc trong phòng khám tham gia vào quá trình khám chữa bệnh bắt buộc cần có chứng chỉ hành nghề và được thực hiện công việc trong phạm vi được phân công.
Với những chia sẻ của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn về vấn đề Nữ Hộ sinh có được mở phòng khám chuyên khoa sản không? Hy vọng bài viết sẽ giúp những thí sinh đang muốn theo học ngành này có thêm nhiều thông tin hữu ích để đưa ra được lựa chọn của mình và có hướng đi cụ thể trong tương lai.