Ngành Phục hồi chức năng học những gì? Công việc sau khi tốt nghiệp
Ngành Phục hồi chức năng học những gì? Công việc sau khi tốt nghiệp
14/11/2024
Lượt xem:852
Người đăng : Trần Mai
Chia sẻ
Mục tiêu của ngành Phục hồi chức năng là cải thiện được khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy ngành Phục hồi chức năng học những gì? Để có thêm nhiều thông tin chi tiết về ngành này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Ngành Phục hồi chức năng học những gì? Công việc sau khi tốt nghiệp
Giới thiệu ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là một trong những chuyên ngành thuộc lĩnh vực Y tế. Ngành này chuyên về nghiên cứu, áp dụng biện pháp Y học, các kỹ thuật phục hồi nhằm giúp bệnh nhân cải thiện khả năng hoạt động…
Một số những phương pháp chính được thực hiện trong ngành Phục hồi chức năng như: Vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu…
Ngành Phục hồi chức năng học những gì?
Tùy thuộc vào từng hệ đào tạo khác nhau mà sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng về ngành nghề. Tuy nhiên nhìn chung ngành Phục hồi chức năng trang bị cho sinh viên những kiến thức bao gồm:
Kiến thức cơ bản về Y học và sinh lý
Sinh viên sẽ được học và tìm hiểu về cấu trúc cơ thể con người, những hệ cơ quan và mối liên hệ giữa chúng;
Sinh lý học: Kiến thức về cách thức hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hệ cơ xương khớp, hệ thần kinh và nhiều hệ khác;
Dược lý: Sinh viên được học về các loại thuốc, tác dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến ngành Phục hồi chức năng.
Trang bị lý thuyết và phương pháp Phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp sử dụng phổ biến trong ngành như xoa bóp, nhiệt trị liệu, kéo giãn cơ thể;
Kỹ thuật Phục hồi chức năng với những bài tập giúp cải thiện sức mạnh của các cơ, xương, khớp giúp tăng cường khả năng vận động;
Phục hồi chức năng thần kinh: Sinh viên sẽ được học cách chăm sóc, phục hồi cho người bệnh gặp phải các tổn thương như tổn thương về thần kinh, chấn thương sọ não, đột quỵ…
Lâm sàng và thực hành
Chẩn đoán phục hồi chức năng: Trong đó sinh viên sẽ được đánh giá về tình trạng người bệnh, nhận diện những vấn đề về vận động và nhiều những vấn đề sức khỏe;
Lập kế hoạch điều trị: Sinh viên học các phương pháp để sau này có thể đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người bệnh;
Thực hành lâm sàng bao gồm việc thực hiện những Kỹ thuật Phục hồi chức năng trong môi trường tại các cơ sở Y tế, tuy nhiên sẽ cần dưới sự giám sát của các chuyên gia.
Rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết của ngành
Kỹ năng giao tiếp: Trong suốt quá trình học tập sinh viên sẽ được trau dồi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp để sau khi đi làm thực tế tại cơ sở Y tế có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt với bệnh nhân để họ hợp tác hơn trong quá trình điều trị;
Nhiều các kỹ năng mềm khác sinh viên sẽ được học tập và trang bị trong suốt quá trình học tập như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống…
Học về các kỹ năng đặc thù khác
Kỹ thuật sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong ngành Phục hồi chức năng, biết cách vận hành những thiết bị hỗ trợ vận động như xe lăn, nạng, các thiết bị tập luyện, máy móc thiết bị hiện đại;
Ngoài ra sinh viên sẽ học các kỹ năng đặc thù khác để biết cách hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi, đồng thời hướng dẫn họ cách tự chăm sóc, thực hiện những bài tập hiệu quả tại nhà.
Ngành phục hồi chức năng đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Trong hệ thống Y tế hiện nay, vai trò của Phục hồi chức năng ngành càng quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ bệnh tật và những vấn đề khác như chấn thương, bệnh lý thần kinh, các bệnh mãn tính ngày càng tăng. Đây cũng chính là cơ hội việc làm cho những người theo học ngành Phục hồi chức năng.
Sau khi được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng ngành nghề sinh viên tốt nghiệp ra trường có cơ hội làm việc tại các khoa Phục hồi chức năng ở những Bệnh viện, Trung tâm Phục hồi chức năng, Cơ sở Y tế…
Công việc chính của những cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng sẽ thực hiện như:
Thực hiện điều trị các biện pháp phục hồi cho người bệnh theo đúng quy trình nhằm đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh;
Xây dựng kế hoạch chi tiết và phác đồ điều trị phục hồi phù hợp cho thể trạng sức khỏe của từng người;
Nghiên cứu và phát triển thêm nhiều phương pháp điều trị mới với từng bệnh lý khác nhau nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao;
Ngoài ra tham gia vào những hoạt động Y tế trong cộng đồng.
Để thực hiện tốt những công việc tại các cơ sở Y tế sau khi tốt nghiệp thì ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường sinh viên cần tích lũy kiến thức trong ngành. Bên cạnh đó cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm nhằm hoàn thành tốt công việc được giao.
Trên địa bàn cả nước hiện nay có khá nhiều các cơ sở Giáo dục tuyển sinh và đào tạo ngành Phục hồi chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Một số trường Cao đẳng, Đại học uy tín có đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng được đánh giá cao về chất lượng đào tạo như:
Thí sinh có nguyện vọng theo học ngành này hãy tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để theo học.
Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn ngành Phục hồi chức năng học những gì? Cùng với những cơ hội việc làm của ngành. Từ đó thí sinh có thêm nhiều thông tin hữu ích và xây dựng kế hoạch theo đuổi ngành một cách phù hợp, đúng đắn.