fbpx

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của Điều dưỡng Phục hồi chức năng

08/11/2024

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Ngoài hoạt động thăm khám, chữa bệnh, Điều dưỡng Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong quá trình giúp người bệnh phục hồi tốt cả về sức khỏe và tinh thần. Để hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ của chuyên ngành này bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

điều dưỡng phục hồi chức năng

Điều dưỡng ngành Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong điều trị phục hồi cho người bệnh

Điều dưỡng Phục hồi chức năng là gì?

Điều dưỡng Phục hồi chức năng là một trong những hoạt động giúp cho người bệnh hồi phục bộ phận hay các cơ quan bị tổn hại, suy giảm chức năng, sau chấn thương, phẫu thuật. Theo đó người bệnh sẽ nhanh chóng sinh hoạt được bình thường hoặc có thể tự vận động, dễ dàng tái hòa nhập với cộng đồng.

Do đặc thù của nhóm ngành Y Dược nói chung sẽ liên quan đến sức khỏe của con người nên những Điều dưỡng viên sẽ cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, ngoài ra cũng cần am hiểu về giải phẫu cơ thể người, nắm rõ quá trình phục hồi để hỗ trợ bệnh nhân một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Vai trò của Điều dưỡng trong Phục hồi Chức năng

Trong Phục hồi chức năng, Điều dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó bao gồm:

Động viên tinh thần, đồng thời chăm sóc cho người bệnh

Có thể thấy rằng Phục hồi chức năng là quá trình cần thời gian dài nên để đạt hiệu quả hồi phục tốt người bệnh sẽ cần được chăm sóc chu đáo.

Các Điều dưỡng Phục hồi chức năng sẽ là người trực tiếp chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân. Đây cũng là một yếu tố thúc đẩy thời gian điều trị được rút ngắn và đạt hiệu quả. Ngoài ra những người thực hiện công việc theo dõi quá trình điều trị cần tỉ mỉ, cẩn thận trong từng khâu.

Cũng chính sự chân thành, thấu hiểu của các Điều dưỡng chuyên ngành Phục hồi chức năng là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh. Có đôi lực sự quan tâm, chia sẻ sẽ giúp người bệnh nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình hồi phục và tinh thần lạc quan giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, tự tin để tái hòa nhập với cộng đồng.

Người truyền tin giữa bệnh nhân với Bác sĩ, gia đình, xã hội

Điều dưỡng Phục hồi chức năng trở thành cầu nối truyền thông tin trong quá trình thăm khám, phục hồi của người bệnh bao gồm các thông tin về tình trạng sức khỏe, yêu cầu từ Bác sĩ giữa bệnh nhân với Bác sĩ, các phòng ban, gia đình người bệnh. Từ đó giúp cho công tác điều trị diễn ra thuận lợi.

Giao tiếp, trao đổi thông tin là các kỹ năng vô cùng cần thiết của Điều dưỡng trong Phục hồi chức năng. Bởi vì tính chất công việc có liên quan đến tính mạng con người nên không được xảy ra sai sót mà cần đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân

Để nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà những người làm Điều dưỡng cần thực hiện hướng dẫn, tư vấn về các hoạt động Phục hồi chức năng. Bởi chính những Điều dưỡng sẽ là người phù hợp để giáo dục kiến thức, kỹ năng quan trọng để người bệnh thay đổi tích cực. Nhờ đó bệnh nhân nhanh chóng phục hồi tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.

điều dưỡng chuyên ngành phục hồi chức năng

Điều dưỡng chuyên ngành Phục hồi chức năng cần có cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng ngành nghề

>>Xem thêm: Điều Kiện Xét Tuyển Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng 2024

Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong Phục hồi Chức năng

Một số các nhiệm vụ của Điều dưỡng trong Phục hồi chức năng nhằm hồi phục tối đa chức năng cơ thể đã suy yếu hoặc khuyết tật thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường, cụ thể như:

  • Thực hiện chăm sóc, điều trị cho người bệnh theo đúng quy định của ngành nghề, đơn vị đang làm việc;
  • Tham gia hỗ trợ Bác sĩ trong quá trình theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đồng thời đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với thể trạng từng người;
  • Tư vấn, giải thích cho người nhà bệnh nhân để họ thông cảm, hỗ trợ người bệnh từng bước hòa nhập với cộng đồng, xã hội;
  • Chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh giúp họ thoải mái về tâm lý, ít có cảm giác lo lắng. Theo đó sẽ hợp tác với Bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị;
  • Hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ cách tự chăm sóc, đặc biệt đối với những trường hợp không thể tự chủ trong sinh hoạt cần đến người thân giúp đỡ;
  • Hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo đúng kỹ thuật, phù hợp với thể trạng sức khỏe như tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, xoa bóp…

Yêu cầu đối với Điều dưỡng viên Phục hồi Chức năng

Những Điều dưỡng viên Phục hồi chức năng để thực hiện tốt công việc được giao cần đáp ứng các yêu cầu như:

  • Cần nắm vững kiến thức Điều dưỡng cơ bản, phương pháp kỹ thuật, những nguyên tắc Phục hồi chức năng;
  • Có niềm đam mê với công việc chăm sóc sức khỏe, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc tốt;
  • Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, làm việc nhóm… Để giúp quá trình điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh đạt hiệu quả cao;
  • Luôn giàu năng lượng để truyền năng lượng tốt, hỗ trợ tinh thần người bệnh được lạc quan, thoải mái;
  • Có đức tính cẩn thận, tỉ mỉ để không xảy ra bất cứ sai sót nào trong quá trình điều trị cho người bệnh;
  • Tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy định của cơ sở Y tế trong việc chăm sóc sức khỏe;
  • Tự học, trau dồi kiến thức, cập nhật xu hướng mới trong lĩnh vực Y tế nói chung và ngành Phục hồi chức năng nói riêng.

Trên đây, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã chia sẻ để bạn đọc hiểu rõ hơn về Điều dưỡng Phục hồi chức năng, từ đó bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành Y. Hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này để cập nhật các bài viết khác về ngành Phục hồi chức năng.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Ngành Phục hồi chức năng học những gì? Công việc sau khi tốt nghiệp Ngành Phục hồi chức năng học những gì? Công việc sau khi tốt nghiệp Mục tiêu của ngành Phục hồi chức năng là cải thiện được khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy ngành Phục hồi chức năng học những gì? Thông tin tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Phục hồi chức năng Thông tin tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Phục hồi chức năng Việc học Văn bằng 2 Phục hồi chức năng đem đến rất nhiều lợi ích cho người học như mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao kỹ năng chuyên môn, đặc biệt có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Học Phục hồi chức năng online phù hợp cho đối tượng nào? Học Phục hồi chức năng online phù hợp cho đối tượng nào? Học Phục hồi chức năng online là hình thức đào tạo không bó buộc về thời gian và địa điểm đào tạo. Cũng bởi vậy mà nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Mục đích của Phục hồi chức năng đối với người bệnh là gì? Mục đích của Phục hồi chức năng đối với người bệnh là gì? Ngành Phục hồi chức năng giúp người bệnh phục hồi tối đa khả năng và chất lượng cuộc sống. Để tìm hiểu rõ hơn về mục đích của Phục hồi chức năng, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Những nguyên tắc Phục hồi chức năng cần biết Những nguyên tắc Phục hồi chức năng cần biết Phục hồi chức năng là ngành học chuyên về nghiên cứu, áp dụng những biện pháp nhằm hồi phục tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi. Vậy nguyên tắc Phục hồi chức năng áp dụng trong điều trị là gì? Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng 2024 Trong những năm gần đây có nhiều thí sinh lựa chọn theo học hệ Cao đẳng Phục hồi chức năng bởi thời gian đào tạo ngắn, phương thức xét tuyển đơn giản, chương trình đào tạo chú trọng thực hành. Vậy điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng là gì? Có nên học Liên thông Đại học Phục hồi chức năng? Có nên học Liên thông Đại học Phục hồi chức năng? Có nên học liên thông cử nhân Phục hồi chức năng? Điều kiện liên thông ngành Phục hồi chức năng từ Cao đẳng lên Đại học... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng học mấy năm? Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng học mấy năm? Kỹ thuật Phục hồi chức năng học mấy năm? Học ở đâu? Để các thí sinh đang muốn tìm hiểu và theo học ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng có thêm nhiều thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết. Tương lai ngành Phục hồi chức năng ở Việt Nam Tương lai ngành Phục hồi chức năng ở Việt Nam Song song với quá trình phát triển của xã hội, ý thức người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân ngày được nâng cao. Điều này là tín hiệu phát triển cho nhóm ngành sức khỏe, đặc biệt là tương lai ngành Phục hồi chức năng được phát triển hơn.