fbpx

Thông tin Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

09/05/2025

Người đăng : Nguyễn Yến

1. Tên cơ sở giáo dục

Tên cơ sở giáo dục: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Saigon Medical Pharmacy College

2. Địa chỉ trụ sở chính và các địa chỉ hoạt động khác của cơ sở giáo dục, điện thoại, địa chỉ thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử).

2.1. Trụ sở chính: Thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0258.3822.279             Email: Cdyduocsaigon@gmail.com

Trang thông tin điện tử: https://cdyduocsaigon.edu.vn/

2.2. Địa điểm đào tạo:

a) Cơ sở 1:

– Địa chỉ: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý, Tổ 129, Khu phố 14, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0287 1060 222             Email: Cdyduocsaigon@gmail.com

Trang thông tin điện tử: https://cdyduocsaigon.edu.vn/

b) Cơ sở 2:

– Địa chỉ: Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0904.356.560               Email: Cdyduocsaigon@gmail.com

Trang thông tin điện tử: https://cdyduocsaigon.edu.vn/

3. Loại hình của cơ sở giáo dục, cơ quan/ tổ chức quản lý trực tiếp hoặc chủ sở hữu; tên nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục, thuộc quốc gia/ vùng lãnh thổ (đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài); danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư (nếu có).

Loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Tư thục

Cơ quan/tổ chức quản lý trực tiếp: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn:

– Bà Nguyễn Thị Nhàn: Chủ tịch Hội đồng quản trị

– Ông Nguyễn Văn Liên: Thư ký Hội đồng quản trị

– Ông Bùi Văn Trình: Thành viên Hội đồng quản trị

4. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của cơ sở giáo dục.

– Mục tiêu: Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn trở thành cơ sở đào tạo trình độ đại học, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực Y – Dược có uy tín trong nước. Đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp tốt thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội.

– Sứ mạng: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là nơi đào tạo và đào tạo liên tục đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người thông qua những nỗ lực nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

– Tầm nhìn: Đến năm 2030 là trường cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực y tế hàng đầu khu vực và đạt chuẩn quốc tế. Đến năm 2035 trở thành cơ sở giáo dục Đại học.

5. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn (Mã trường: CDD4102) được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành y tế chất lượng cao. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, tập thể thầy và trò Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn đã từng bước gặt hái những thành tích cao quý trong công tác giảng dạy, vươn lên trở thành một trong những trường trọng điểm, đảm nhận trọng trách to lớn cho sự phát triển của hệ thống đào tạo nhân lực y tế của cả nước.

6. Thông tin người đại diện pháp luật hoặc người phát ngôn hoặc người đại diện để liên hệ, bao gồm: Họ và tên, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử.

– Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng

– Chức vụ: Hiệu trưởng

– Địa chỉ nơi làm việc: Thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

– Số điện thoại: 098 5018989

– Thư điện tử: drmanhhung@gmail.com

7. Tổ chức bộ máy

a. Quyết định thành lập, quyết định đổi tên cơ sở giáo dục

– Quyết định thành lập: Số: 935/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

– Quyết định đổi tên: Số: 320/QĐ-LĐTBXH ngày 23/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

b. Quyết định công nhận Hội đồng quản trị

– Quyết định số 84/QĐ-TCGNNN ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghệp về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nhiệm kỳ 2023 – 2028

c. Quyết định công nhận Hiệu trưởng

– Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 08 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc công nhận chức danh Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn

d. Quy chế tổ chức hoạt động

– Quy chế được ban hành theo Quyết định số

– Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục

e. Thông tin của lãnh đạo cơ sở giáo dục

  1. Lãnh đạo cơ sở giáo dục

– Hiệu trưởng

+ Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng

+ Chức vụ: Hiệu trưởng

+ Điện thoại: 098 5018989

+ Địa chỉ thư điện tử: drmanhhung@gmail.com

+ Địa chỉ nơi làm việc: Thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

+ Nhiệm vụ: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược phát triển trường; quản lý tài chính, cơ sở vật chất và nhân sự; đánh giá, phát triển đội ngũ nhà giáo và người lao động; thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị; chăm lo điều kiện giảng dạy, học tập; đảm bảo môi trường an toàn, an ninh; thực hiện quy chế dân chủ, chính sách đối với các đối tượng trong trường; báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác theo pháp luật.

+ Trách nhiệm: Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường Cao đẳng, các quy chế, quy định đã được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ trường Cao đẳng.

  1. Lãnh đạo Cơ sở đào tạo 1

– Họ và tên: Vũ Duy Tạnh

– Chức vụ: Trưởng Phòng Đào tạo kiêm Trưởng Cơ sở 1

– Điện thoại: 0978889822

– Địa chỉ thư điện tử: Vuninhtt@gmail.com

– Địa chỉ nơi làm việc: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý, Tổ 129, Khu phố 14, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

  1. Lãnh đạo Cơ sở đào tạo 2

– Họ và tên: Nguyễn Văn Phương

– Chức vụ: Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng cơ sở 2

– Điện thoại: 0979294287

– Địa chỉ thư điện tử: nguyenphuong.giaoduc@gmail.com

– Địa chỉ nơi làm việc: Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo

1.1 Cơ sở vật chất

– Cơ sở đào tạo 1

TT Tên công trình Số lượng Tổng diện tích (m2) Ghi chú
I Phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ 2 80  
II Các công trình phục vụ (thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế…) 2 750  
1 Thư viện 1 25
2 Phòng y tế 1 25
3 Sân học thể chất 500
4 Nhà để xe 200
III Phòng học; phòng thực hành 23 1250  
1 Phòng học lý thuyết 10 500
2 Phòng thực hành 13 750
  Tổng cộng 27 2,080  
– Cơ sở đào tạo 2
TT Tên công trình Số lượng Tổng diện tích (m2) Ghi chú
I Phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ 2 100  
II Các công trình phục vụ (thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế…) 3 540  
1 Hội trường 1 80
2 Thư viện 1 30
3 Phòng y tế 1 30
4 Sân học thể chất 400
III Phòng học; phòng thực hành 29 2450  
1 Phòng học lý thuyết 16 1350
2 Phòng thực hành 13 1100
  Tổng cộng 34 3,090  

1.2  Trang thiết bị đào tạo

– Cơ sở đào tạo 1

  •  Phòng thực hành máy vi tính
  • Phòng ngoại ngữ
  • Phòng thực hành Hóa – Kiểm nghiệm
  • Phòng thực hành Thực vật – Dược liệu – Dược cổ truyền
  • Phòng thực hành Dược lý – Dược lâm sàng; thực hành bán thuốc
  • Phòng thực hành Bào chế
  • Phòng thực hành giải phẫu
  • Phòng thực hành kỹ thuật điều dưỡng – chăm sóc sức khỏe cộng đồng
  • Phòng thực hành cấp cứu và chăm sóc tích cực; chăm sóc người bệnh tại buồng bệnh
  • Phòng thực hành sản, nhi, CS phụ nữ và KHHGĐ
  • Phòng thực hành y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
  • Phòng thực hành hóa sinh, miễn dịch, vi sinh – ký sinh trùng
  • Phòng thực hành xét nghiệp huyết học truyền máu – giải phẫu bệnh

– Cơ sở đào tạo 2

  • Phòng thực hành Hóa – Kiểm nghiệm
  • Phòng thực hành Thực vật – Dược liệu – Dược cổ truyền
  • Phòng thực hành Dược lý – Dược lâm sàng; thực hành bán thuốc
  • Phòng thực hành Bào chế
  • Phòng thực hành giải phẫu
  • Phòng thực hành kỹ thuật điều dưỡng – chăm sóc sức khỏe cộng đồng
  • Phòng thực hành cấp cứu và chăm sóc tích cực; chăm sóc người bệnh tại buồng bệnh
  • Phòng thực hành sản, nhi, CS phụ nữ và KHHGĐ
  • Phòng thực hành y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
  • Phòng thực hành hóa sinh, miễn dịch, vi sinh – ký sinh trùng
  • Phòng thực hành xét nghiệp huyết học truyền máu – giải phẫu bệnh
  • Phòng thực hành máy vi tính
  • Phòng ngoại ngữ

2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

TT Ngành/Chuyên ngành theo trình độ đào tạo Địa điểm đào tạo Giảng viên cơ hữu Tổng cơ hữu Giảng viên thỉnh giảng Tổng thỉnh giảng
Thạc sỹ CK2 CK1 Đại học Thạc sỹ CK2 CK1 Đại học
1 Dược Trụ sở chính 6 1 4 11 5 1 6
CSĐT 1 1 7 8 4 2 6
CSĐT 2 1 10 11 3 1 6 10
2 Điều dưỡng Trụ sở chính 0 0
CSĐT 1 1 1 6 8 3 1 1 5
CSĐT 2 3 4 7 5 3 8
3 Hộ sinh Trụ sở chính 0 0
CSĐT 1 2 3 5 1 1 2
CSĐT 2 1 5 6 1 1 2
4 Kỹ thuật xét nghiệm y học Trụ sở chính 0 0
CSĐT 1 4 2 6 1 1 2
CSĐT 2 1 1 3 5 3 1 4
5 Kỹ thuật phục hồi chức năng Trụ sở chính 0 0
CSĐT 1 1 5 6 4 4
CSĐT 2 0 0
6 Môn chung Trụ sở chính 0 0
CSĐT 1 2 4 6 3 3 6
CSĐT 2 4 2 6 3 3 6
  Tổng   26 0 4 55 85 31 0 4 26 61

3.1 Ngành Điều dưỡng

Tên nghề:                                Điều dưỡng

Mã nghề:                                  6720301

Trình độ đào tạo:                    Cao đẳng

Hình thức đào tạo:                 Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:           Tốt nghiệp THPT và tương đương

Thời gian đào tạo:                  03 năm

1.  Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người điều dưỡng trình độ Cao đẳng có sức khỏe, y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn về về y học cơ sở, y học chuyên ngành và kỹ năng thực hành chuyên môn theo chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam; có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc; có ý thức thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần; có ý thức phục vụ nhân dân và phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;

– Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

– Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;

– Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;

– Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.3. Kỹ năng

– Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;

– Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp;

– Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;

– Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;

– Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

– Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;

– Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;

– Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;

– Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;

– Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

– Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực ngành, nghề Điều dưỡng Cao đẳng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân có vị trí việc làm của trong các tại cơ sở y tế công lập hoặc y tế tư nhân, bao gồm:

– Điều dưỡng tại các phòng khám, chữa trị người bệnh của bệnh viện. viện dưỡng lão, trung tâm điều dưỡng và PHCN.

– Điều dưỡng chăm sóc SK nhân dân tại y tế cơ sở xã phường; y tế cơ quan, trường học

– Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

– Làm việc tại các cơ sở đào tạo điều dưỡng

3. Chương trình đào tạo
Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 20 435 157 255 0 23
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 6 120 42 72 0 6
II Môn học, mô đun chuyên môn 79 2055 628 378 960 89
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 26 510 272 210 0 28
MH 07 Lý sinh – Sinh học & di truyền 3 45 42 0 0 3
MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
MH 09 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 10 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 13 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
MH 14 Điều dưỡng cơ bản 4 90 28 56 0 6
MH 15 Tâm lý y học – Y đức 2 30 28 0 0 2
MH 16 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
MH 17 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
II.2 Môn, mô đun chuyên ngành 51 1515 328 168 960 59
MH 18 Quản lý điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
MH 19 Giao tiếp và Thực hành điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
MH 20 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
MH 21 Thực tập BV: ĐDCB 2 90 0 0 86 4
MH 22 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Nội khoa 3 45 42 0 0 3
MH 23 Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi 2 30 28 0 0 2
MH 24 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Ngoại khoa 3 45 42 0 0 3
MH 25 Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 2 30 28 0 0 2
MH 26 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2 30 28 0 0 2
MH 27 Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 3 45 42 0 0 3
MH 28 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực 2 30 28 0 0 2
MH 29 TTBV 1: CS Nội – CS Ngoại 4 180 0 0 176 4
MH 30 TTBV 2: CS Sản – CS Nhi 4 180 0 0 176 4
MH 31 TTBV 3: CSNCT –  CSCC & CSTC 2 90 0 0 86 4
MH 32 TTBV 4: CSNB Truyền nhiễm 2 90 0 0 86 4
MH 33 Phục hồi chức năng 2 45 15 28 0 2
MH 34 Y học cổ truyền 2 45 15 28 0 2
MH 35 TTCĐ: CSSK cộng đồng 2 45 15 28 0 2
MH 36 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 350 10
II.3 Môn học, mô đun tự chọn: (chọn 1 môn trong 3 môn học) 2 30 28 0 0 2
MH 37 CSSKNB chuyên khoa hệ Ngoại 2 30 28 0 0 2
MH 38 CSSKNB chuyên khoa hệ Nội 2 30 28 0 0 2
MH 39 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình nâng cao 2 30 28 0 0 2
MH 40 Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh 2 30 28 0 0 2
Tổng cộng 99 2490 785 633 960 112

Tên ngành:                        Dược

Mã ngành:                         6720201

Trình độ đào tạo:              Cao đẳng    

Hình thức đào tạo:           Chính qui

Đối tượng tuyển sinh:     Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo:             3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người Dược sỹ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, tác phong thận trọng, tỷ mỷ, chính xác, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

– Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vi sinh – kí sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học (vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích), thực vật vào chuyên môn dược.

– Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.

– Trình bày và vận dụng được một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

– Trình bày được những đặc điểm chính về dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Phân tích được vai trò các thành phần trong công thức thuốc;

– Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các các dạng bào chế;

– Mô tả được quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

– Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng;

– Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm;

– Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

– Trình bày hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng

– Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp

– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Trình bày được các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Phát hiện được các tương tác thuốc thường gặp và đưa ra biện pháp hạn chế tương tác bất lợi;

– Phân tích được được chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú … và các ca lâm sàng từ đó có tư vấn hợp lý.

– Trình bày và vận dụng được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược trong hành nghề;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

– Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

– Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

– Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;

– Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

– Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;

– Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

– Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định

– Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

– Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;

– Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;

– Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;

– Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

– Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;

– Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

– Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

– Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;

– Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;

– Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;

– Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

– Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

– Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;

– Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

– Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

– Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR);

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

– Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong ngành dược;

– Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cấp phát, bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất;

– Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm an toàn, hợp lý, hiệu quả;

– Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

– Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

– Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Đảm bảo chất lượng;

– Bán lẻ thuốc;

– Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;

– Thủ kho dược và vật tư y tế;

– Kinh doanh dược phẩm;

– Sản xuất thuốc;

– Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.

3. Chương trình đào tạo

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 20 435 157 255 0 23
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Tiếng Anh 6 120 42 72 0 6
II Các môn học chuyên môn 86 2110 655 977 390 88
II.1 Các môn cơ sở 31 660 300 327 0 33
MH 07 Hóa học đại cương – Vô cơ 2 45 15 28 0 2
MH 08 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
MH 10 Hóa sinh 3 75 28 43 0 4
MH 11 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 12 Vi sinh – Ký sinh trùng 3 75 30 42 0 3
MH 13 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
MH 14 Hóa hữu cơ 3 60 28 28 0 4
MH 15 Hóa Phân tích 4 90 28 58 0 4
MH 16 Y đức –  Tổ chức Y tế 2 30 28 0 0 2
MH 17 Thực vật Dược 4 90 28 58 0 4
II.2 Các môn chuyên ngành 52 1375 340 592 390 53
MH 18 Hóa dược I 4 90 28 58 0 4
MH 19 Hóa dược II 4 90 28 58 0 4
MH 20 Dược lý I 4 90 28 58 0 4
MH 21 Dược lý II 4 90 28 58 0 4
MH 22 Dược liệu 4 90 28 58 0 4
MH 23 Dược học cổ truyền 3 60 28 28 0 4
MH 24 Bào chế I 2 60 15 43 0 2
MH 25 Bào chế II 2 60 15 43 0 2
MH 26 Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất 4 90 28 58 0 4
MH 27 Đảm bảo chất lượng thuốc – Quản lý tồn trữ 3 75 28 44 0 3
MH 28 Tổ chức quản lý Dược – Quản trị kinh doanh 3 75 28 44 0 3
MH 29 Marketing Dược – Kỹ năng giao tiếp bán thuốc 3 75 30 42 0 3
MH 30 Pháp chế Dược 2 30 28 0 0 2
MH 31 Thực tập Tốt nghiệp tại BV 4 160 0 0 156 4
MH 32 Thực tập Tốt nghiệp tại CT Dược 2 80 0 0 78 2
MH 33 Thực tập Tốt nghiệp tại nhà thuốc 4 160 0 0 156 4
II.3 Môn học tự chọn 3 75 15 58 0 2
MH 34 Dược lâm sàng 3 75 15 58 0 2
MH 35 Cung ứng thuốc 3 75 15 58 0 2
  Tổng cộng 106 2545 812 1232 390 111

Tên ngành, nghề:                Hộ sinh

Mã ngành, nghề:                 6720303

Trình độ đào tạo:               Cao đẳng

Hình thức đào tạo:             Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:        Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Thời gian đào tạo:              03 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người hộ sinh trình độ cao đẳng có khả năng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề Hộ sinh ở trình độ cao đẳng; Có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm.; Có khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc người bệnh, quy định về Luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp;

– Xác định được vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của người Hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh;

– Giải thích được nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Trình bày được kiến thức trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng và đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng để chăm sóc thích hợp cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và gia đình của họ phù hợp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

– Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cơ sở y tế và cộng đồng.

– Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao, giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa cộng đồng. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

– Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;

– Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;

– Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

– Lập được kế hoạch, thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;

– Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;

– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

– Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình.

– Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;

– Chăm sóc bà mẹ sau sinh;

– Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.

3. Chương trình đào tạo

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 20 435 157 255 0 23
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Tiếng Anh 6 120 42 72 0 6
II Môn học, mô đun chuyên môn 78 2110 510 517 1006 77
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 30 620 302 210 78 30
MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
MH 08 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 11 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
MH 12 Điều dưỡng cơ  bản – Cấp cứu ban đầu 4 125 15 28 78 4
MH 13 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 14 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
MH 15 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
MH 16 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
MH 17 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
MH 18 Y đức – Tổ chức y tế 2 30 28 0 0 2
MH 19 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
II.2 Môn, mô đun chuyên ngành 46 1445 193 279 928 45
MH 20 Quản lý hộ sinh 2 45 15 28 0 2
MH 21 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
MH 22 Chăm sóc thai nghén I 2 45 15 28 0 2
MH 23 Chăm sóc thai nghén II 2 90 0 0 88 2
MH 24 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường I 2 45 15 28 0 2
MH 25 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường II 3 120 0 0 117 3
MH 26 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó I 3 60 30 27 0 3
MH 27 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó II 3 120 0 0 117 3
MH 28 Chăm sóc sơ sinh I 2 45 15 28 0 2
MH 29 Chăm sóc sơ sinh II 2 90 0 0 88 2
MH 30 Một số kỹ thuật sản khoa 2 45 15 28 0 2
MH 31 Sản bệnh I 2 45 15 28 0 2
MH 32 Sản bệnh II 3 120 0 0 117 3
MH 33 Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên – Phá thai an toàn 2 30 28 0 0 2
MH 34 Bệnh phụ khoa I 2 45 15 28 0 2
MH 35 Bệnh phụ khoa II 2 90 0 0 88 2
MH 36 Kế hoạch hóa gia đình 2 45 15 28 0 2
MH 37 Thực tập tốt nghiệp 8 320 0 0 313 7
II.3 Môn học, mô đun tự chọn: (chọn 1 môn trong 2 môn học) 2 45 15 28 0 2
MH 38 Nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây qua đường sinh dục 2 45 15 28 0 2
MH 39 Nam học 2 45 15 28 0 2
MH 40 Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh 2 45 15 28 0 2
  Tổng cộng 98 2545 667 772 1006 100

Tên ngành, nghề:          Kỹ thuật xét nghiệm y học

Mã ngành, nghề:           6720602

Trình độ đào tạo:         Cao đẳng

Hình thức đào tạo:       Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương

Thời gian đào tạo:        3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm và nhận định, phân tích kết quả các xét nghiệm cơ bản thuộc các lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng, hóa sinh, miễn dịch, huyết học truyền máu, giải phẫu bệnh và tế bào; có khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong tỷ mỷ, thận trọng, trung thực, chính xác trong công việc; đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; có sức khỏe, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật; có khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

  • Trình bày được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho công việc kỹ thuật xét nghiệm y học;
  • Giải thích được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; kiến thức y học chuyên ngành phục vụ cho công việc;
  • Trình bày được sự tác động của môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe;
  • Giải thích được nguyên lý, cơ chế các xét nghiệm hóa sinh miễn dịch, huyết học truyền máu, vi sinh – ký sinh trùng, tế bào – mô bệnh học thông thường phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;
  • Phân tích được nguyên tắc, phương pháp pha chế một số dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường;
  • Giải thích được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn sinh học và quản lý chất lượng xét nghiệm;
  • Vận dụng các kiến thức về chính sách, pháp luật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, đồng nghiệp, người bệnh và nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

  • Pha chế thành thạo một số dung dịch đệm, dung dịch nhuộm, dung dịch thử, môi trường, sử dụng được các bộ thuốc thử (kit) phục vụ cho công tác xét nghiệm;
  • Làm thành thạo các xét nghiệm cơ bản về huyết học truyền máu, hóa sinh miễn dịch, vi sinh ký sinh trùng, xét nghiệm tế bào phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;
  • Định danh được các vi sinh vật gây bệnh thường gặp; nhận định và phân tích được kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, huyết học truyền máu cơ bản; xác định được tế bào mô bệnh học trong tổn thương dạng viêm và u một số mô của cơ thể;
  • Tổ chức được xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp;
  • Sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng trong phòng xét nghiệm;
  • Kiểm soát được lây nhiễm, xử lý rác thải theo đúng quy định về an toàn sinh học phòng xét nghiệm;
  • Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;
  • Tham gia công tác quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng phòng xét nghiệm;
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
  • Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;
  • Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;
  • Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
  • Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật xét nghiệm, quy trình bảo đảm chất lượng xét nghiệm; các quy định về an toàn lao động, an toàn sinh học, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;
  • Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;
  • Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Tiếp đón và trả kết quả;
  • Tiếp nhận, lấy mẫu và xử lý mẫu;
  • Xét nghiệm huyết học truyền máu;
  • Xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch;
  • Xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng;
  • Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào.

3.  Chương trình đào tạo

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 20 435 157 255 0 23
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Tiếng Anh 6 120 42 72 0 6
II Môn học, mô đun chuyên môn 80 1980 543 845 512 80
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 25 495 272 154 44 25
MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
MH 08 Hóa phân tích 2 45 15 28 0 2
MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 11 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 12 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
MH 13 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
MH 14 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
MH 15 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
MH 16 Y đức –  Tổ chức Y tế 2 30 28 0 0 2
MH 17 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 3 90 15 28 44 3
II.2 Môn, mô đun chuyên ngành 53 1440 256 663 468 53
MH 18 Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 2 45 15 28 0 2
MH 19 Đảm bảo và kiểm tra chất lượng xét nghiệm 2 45 15 28 0 2
MH 20 Mô học 3 75 15 57 0 3
MH 21 Giải phẫu bệnh 4 90 28 58 0 4
MH 22 Huyết học I 3 45 42 0 0 3
MH 23 Huyết học II 4 120 0 116 0 4
MH 24 Độc chất học lâm sàng (Kỹ thuật XN chất độc) 2 45 15 28 0 2
MH 25 Hóa sinh I 3 45 42 0 0 3
MH 26 Hóa sinh II 4 120 0 116 0 4
MH 27 Vi sinh I 3 45 42 0 0 3
MH 28 Vi sinh II 4 120 0 116 0 4
MH 29 Ký sinh trùng I 3 45 42 0 0 3
MH 30 Ký sinh trùng II 4 120 0 116 0 4
MH 31 Thực tập tốt nghiệp Vi sinh – Ký sinh trùng (BV) 4 160 0 0 156 4
MH 32 Thực tập tốt nghiệp Huyết học – truyền máu (BV) 4 160 0 0 156 4
MH 33 Thực tập tốt nghiệp Hóa sinh (BV) 4 160 0 0 156 4
II.3 Môn học, mô đun tự chọn: (chọn 1 môn trong 2 môn học) 2 45 15 28 0 2
MH 34 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
MH 35 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
  Tổng cộng 100 2415 700 1100 512 103

Tên ngành, nghề:                Kỹ thuật phục hồi chức năng

Mã ngành, nghề:                 6720603

Trình độ đào tạo:                Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh:       Tốt nghiệp THPT và tương đương

Thời gian đào tạo:              3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

     Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật phục hồi chức năng ở trình cao đẳng áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý và không sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho người bệnh, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; có khả năng học lên các trình độ cao hơn và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức:

– Giải thích các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu vào việc lập kế hoạch chăm sóc điều trị;

– Trình bày được các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Giải thích được những nguyên nhân, triệu chứng trong điều trị vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ -xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được phương pháp vận động trị liệu, qui trình thực hiện lượng giá chức năng hệ vận động, qui trình bảo quản trang thiết bị vật lý trị liệu trong điều trị;

– Phân tích được tác dụng điều trị trong các trường hợp vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

– Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;

– Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;

– Xác định được vị trí giải phẫu cơ – xương – thần kinh trên người bệnh;

– Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;

– Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;

– Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;

– Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;

– Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

– Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

– Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách khoa học;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;

– Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Các Kỹ thuật viên phục hồi chức năng khi ra trường có thể làm việc trong các Bệnh viện, Trung tâm điều dưỡng – Phục hồi chức năng; Trung tâm chỉnh hình – Phục hồi chức năng, phòng khám, các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân:

– Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;

– Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

3. Chương trình đào tạo

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 20 435 157 255 0 23
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Tiếng Anh 6 120 42 72 0 6
II Môn học, mô đun chuyên môn 74 2035 512 589 862 72
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 26 545 259 182 78 26
MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 13 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 4 125 15 28 78 4
MH 14 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
MH 15 Y đức – Tổ chức y tế 2 30 28 0 0 2
MH 16 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
MH 17 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
II.2 Môn, mô đun chuyên ngành 46 1460 225 407 784 44
MH 18 Y học cổ truyền 3 75 30 42 0 3
MH 19 Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh 2 45 15 28 0 2
MH 20 Ngôn ngữ trị liệu 2 45 15 28 0 2
MH 21 Xoa bóp trị liệu 4 125 15 28 78 4
MH 22 Thử cơ và đo tầm hoạt động 2 60 15 43 0 2
MH 23 Vật lý trị liệu 2 45 15 28 0 2
MH 24 Vận động trị liệu  I 3 75 30 42 0 3
MH 25 Vận động trị liệu  II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 26 Bệnh lý và PHCN  hệ thần kinh – cơ I 4 90 30 56 0 4
MH 27 Bệnh lý và PHCN  hệ thần kinh – cơ II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 28 Bệnh lý và PHCN  hệ cơ – xương I 4 90 30 56 0 4
MH 29 Bệnh lý và PHCN  hệ cơ – xương II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 30 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp I 2 45 15 28 0 2
MH 31 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 32 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 2 45 15 28 0 2
MH 33 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 354 6
II.3 Môn học, mô đun tự chọn: (chọn 1 môn trong 2 môn học sau) 2 30 28 0 0 2
MH 34 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
MH 35 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 30 28 0 0 2
  Tổng cộng 94 2470 669 844 862 95

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Điều dưỡng
  2. Mã nghề: 6720301
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 07/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 09/09/2024 đến 24/08/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 09/09/2024 đến 23/02/2025 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
5. MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Lý sinh – Sinh học & di truyền 3 45 42 0 0 3
7. MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
Tổng 19 390 157 212 0 21

1.2. Kỳ 2: Từ 24/02/2025 đến 27/07/2025 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 17 tuần

            + Thời gian học quân sự: 02 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
2. MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 3 60 21 36 0 3
3. MH 09 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
4. MH 10 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
5. MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
6. MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
7. MH 13 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
Tổng 17 345 186 141 0 18

1.3. Nghỉ hè: Từ 28/07/2025 đến 24/08/2025 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 25/08/2025 đến 09/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 25/08/2025 đến 08/02/2026 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 14 Điều dưỡng cơ bản 4 90 28 56 0 6
2. MH 15 Tâm lý y học – Y đức 2 30 28 0 0 2
3. MH 16 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
4. MH 17 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
5. MH 19 Giao tiếp và Thực hành điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
6. MH 20 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
7. MH 22 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Nội khoa 3 45 42 0 0 3
8. MH 23 Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi 2 30 28 0 0 2
Tổng 19 375 186 168 0 21

 2.2. Kỳ 2: Từ 09/02/2026 đến 12/07/2026 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 24 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Ngoại khoa 3 45 42 0 0 3
2. MH 25 Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 2 30 28 0 0 2
3. MH 26 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2 30 28 0 0 2
4. MH 27 Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 3 45 42 0 0 3
5. MH 28 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực 2 30 28 0 0 2
6. MH 18 Quản lý điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
7. MH 33 Phục hồi chức năng 2 45 15 28 0 2
8. MH 34 Y học cổ truyền 2 45 15 28 0 2
9. MH 35 TTCĐ: CSSK cộng đồng 2 45 15 28 0 2
10. Môn học, mô đun tự chọn 2 30 28 0 0 2
Tổng 22 390 256 112 0 22

2.3. Nghỉ hè: 13/07/2026 đến 09/08/2026 (04 tuần)

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 10/08/2026 đến 25/07/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 10/08/2026 đến 27/12/2026 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 20 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 00 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 21 Thực tập BV: ĐDCB 2 90 0 0 86 4
2. MH 29 TTBV 1: CS Nội – CS Ngoại 4 180 0 0 176 4
3. MH 30 TTBV 2: CS Sản – CS Nhi 4 180 0 0 176 4
4. MH 31 TTBV 3: CSNCT – CSCC & CSTC 2 90 0 0 86 4
Tổng 12 540 0 0 524 16
3.2. Kỳ 2: Từ 28/12/2026 đến 16/05/2027 (20 tuần) + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần
STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 32 TTBV 4: CSNB Truyền nhiễm 2 90 0 0 86 4
2. MH 36 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 350 10
Tổng 10 450 0 0 436 14

3.3. Thời gian ôn thi, thi tốt nghiệp: Từ 17/05/2027 đến 25/07/2027 (10 tuần)

Trong trường hợp chương trình đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, Nhà trường sẽ có văn bản thông báo cho các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên được biết./.

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Dược
  2. Mã nghề: 6720201
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 07/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 09/09/2024 đến 24/08/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 09/09/2024 đến 23/02/2025 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
5. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Hóa học đại cương – Vô cơ 2 45 15 28 0 2
7. MH 08 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
8. MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
Tổng 20 420 158 240 0 22

1.2. Kỳ 2: Từ 24/02/2025 đến 27/07/2025 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 17 tuần

            + Thời gian học quân sự: 02 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
2. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
3. MH 10 Hóa sinh 3 75 28 43 0 4
4. MH 11 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
5. MH 12 Vi sinh – Ký sinh trùng 3 75 30 42 0 3
6. MH 13 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
7. MH 14 Hóa hữu cơ 3 60 28 28 0 4
Tổng 21 465 215 226 0 24

 1.3. Nghỉ hè: Từ 28/07/2025 đến 24/08/2025 (4 tuần)

 2. Năm 2: 2025-2026 (từ 25/08/2025 đến 09/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 25/08/2025 đến 08/02/2026 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 15 Hóa Phân tích 4 90 28 58 0 4
2. MH 16 Y đức – Tổ chức Y tế 2 30 28 0 0 2
3. MH 17 Thực vật Dược 4 90 28 58 0 4
4. MH 18 Hóa dược I 4 90 28 58 0 4
5. MH 20 Dược lý I 4 90 28 58 0 4
Tổng 18 390 140 232 0 18

 2.2. Kỳ 2: Từ 09/02/2026 đến 12/07/2026 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 19 Hóa dược II 4 90 28 58 0 4
2. MH 21 Dược lý II 4 90 28 58 0 4
3. MH 22 Dược liệu 4 90 28 58 0 4
4. MH 23 Dược học cổ truyền 3 60 28 28 0 4
5. MH 24 Bào chế I 2 60 15 43 0 2
6. MH 25 Bào chế II 2 60 15 43 0 2
Tổng 19 450 142 288 0 20

2.3. Nghỉ hè: 13/07/2026 đến 09/08/2026 (04 tuần)

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 10/08/2026 đến 25/07/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 10/08/2026 đến 27/12/2026 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 17 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 26 Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất 4 90 28 58 0 4
2. MH 27 Đảm bảo chất lượng thuốc – Quản lý tồn trữ 3 75 28 44 0 3
3. MH 28 Tổ chức quản lý Dược – Quản trị kinh doanh 3 75 28 44 0 3
4. MH 29 Marketing Dược – Kỹ năng giao tiếp bán thuốc 3 75 30 42 0 3
5. MH 30 Pháp chế Dược 2 30 28 0 0 2
6. Môn học tự chọn 3 75 15 58 0 2
Tổng 18 420 157 246 0 17

3.2. Kỳ 2: Từ 28/12/2026 đến 16/05/2027 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

+ Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 31 Thực tập Tốt nghiệp tại BV 4 160 0 0 156 4
2. MH 32 Thực tập Tốt nghiệp tại CT Dược 2 80 0 0 78 2
3. MH 33 Thực tập Tốt nghiệp tại nhà thuốc 4 160 0 0 156 4
Tổng 10 400 0 0 390 10

3.3. Thời gian ôn thi, thi tốt nghiệp: Từ 17/05/2027 đến 25/07/2027 (10 tuần)

Trong trường hợp chương trình đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, Nhà trường sẽ có văn bản thông báo cho các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên được biết./.

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Hộ sinh
  2. Mã nghề: 6720303
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 07/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 09/09/2024 đến 24/08/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 09/09/2024 đến 23/02/2025 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
5. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
7. MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
    Tổng 18 375 143 212 0 20

 1.2. Kỳ 2: Từ 24/02/2025 đến 27/07/2025 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 17 tuần

            + Thời gian học quân sự: 02 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
2. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
3. MH 08 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
4. MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
5. MH 11 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
6. MH 12 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 2 45 15 28 0 2
7. MH 13 Dược lý 2 30 28 0 0 2
    Tổng 17 360 173 169 0 18

1.3. Nghỉ hè: Từ 28/07/2025 đến 24/08/2025 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 25/08/2025 đến 09/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 25/08/2025 đến 08/02/2026 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 14 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
2. MH 15 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
3. MH 16 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
4. MH 17 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
5. MH 18 Y đức – Tổ chức y tế 2 30 28 0 0 2
6. MH 19 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
7. MH 20 Quản lý hộ sinh 2 45 15 28 0 2
8. MH 21 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
9. MH 22 Chăm sóc thai nghén I 2 45 15 28 0 2
    Tổng 19 375 188 168 0 19

 2.2. Kỳ 2: Từ 09/02/2026 đến 12/07/2026 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 24 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường I 2 45 15 28 0 2
2. MH 26 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó I 3 60 30 27 0 3
3. MH 28 Chăm sóc sơ sinh I 2 45 15 28 0 2
4. MH 30 Một số kỹ thuật sản khoa 2 45 15 28 0 2
5. MH 31 Sản bệnh I 2 45 15 28 0 2
6. MH 33 Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên – Phá thai an toàn 2 30 28 0 0 2
7. MH 34 Bệnh phụ khoa I 2 45 15 28 0 2
8. MH 36 Kế hoạch hóa gia đình 2 45 15 28 0 2
9. Môn học, mô đun tự chọn 2 45 15 28 0 2
    Tổng 19 405 163 223 0 19

2.3. Nghỉ hè: 13/07/2026 đến 09/08/2026 (04 tuần)

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 10/08/2026 đến 25/07/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 10/08/2026 đến 27/12/2026 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 20 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 00 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 12 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 2 80 0 0 78 2
2. MH 23 Chăm sóc thai nghén II 2 90 0 0 88 2
3. MH 25 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ thường II 3 120 0 0 117 3
4. MH 27 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó II 3 120 0 0 117 3
5. MH 29 Chăm sóc sơ sinh II 2 90 0 0 88 2
6. MH 32 Sản bệnh II 3 120 0 0 117 3
    Tổng 15 620 0 0 605 15

3.2. Kỳ 2: Từ 28/12/2026 đến 16/05/2027 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

+ Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 35 Bệnh phụ khoa II 2 90 0 0 88 2
2. MH 37 Thực tập tốt nghiệp 8 320 0 0 313 7
    Tổng 10 410 0 0 401 9

3.3. Thời gian ôn thi, thi tốt nghiệp: Từ 17/05/2027 đến 25/07/2027 (10 tuần)

Trong trường hợp chương trình đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, Nhà trường sẽ có văn bản thông báo cho các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên được biết./.

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Kỹ thuật Phục hồi chức năng
  2. Mã nghề: 6720603
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 07/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 09/09/2024 đến 24/08/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 09/09/2024 đến 23/02/2025 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
5. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
7. MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
Tổng 18 375 143 212 0 20

1.2. Kỳ 2: Từ 24/02/2025 đến 27/07/2025 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 17 tuần

            + Thời gian học quân sự: 02 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
2. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
3. MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
4. MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
5. MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
6. MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
7. MH 13 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 2 45 15 28 0 2
8. MH 14 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
Tổng 20 405 215 169 0 21

1.3. Nghỉ hè: Từ 28/07/2025 đến 24/08/2025 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 25/08/2025 đến 09/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 25/08/2025 đến 08/02/2026 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 15 Y đức – Tổ chức y tế 2 30 28 0 0 2
2. MH 16 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
3. MH 17 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
4. MH 18 Y học cổ truyền và dưỡng sinh 3 75 30 42 0 3
5. MH 19 Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh 2 45 15 28 0 2
6. MH 20 Ngôn ngữ trị liệu 2 45 15 28 0 2
7. MH 21 Xoa bóp trị liệu 2 45 15 28 0 2
8. MH 22 Thử cơ và đo tầm hoạt động 2 60 15 43 0 2
Tổng 17 390 148 225 0 17

2.2. Kỳ 2: Từ 09/02/2026 đến 12/07/2026 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 23 Vật lý trị liệu 2 45 15 28 0 2
2. MH 24 Vận động trị liệu I 3 75 30 42 0 3
3. MH 26 Bệnh lý và PHCN hệ thần kinh – cơ I 4 90 30 56 0 4
4. MH 28 Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương I 4 90 30 56 0 4
5. MH 30 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp I 2 45 15 28 0 2
6. MH 32 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 2 45 15 28 0 2
7.   Môn học, mô đun tự chọn 2 30 28 0 0 2
Tổng 19 420 163 238 0 19

2.3. Nghỉ hè: 13/07/2026 đến 09/08/2026 (04 tuần)

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 10/08/2026 đến 25/07/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 10/08/2026 đến 27/12/2026 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 20 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 00 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 13 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 2 80 0 0 78 2
2. MH 21 Xoa bóp trị liệu 2 80 0 0 78 2
3. MH 25 Vận động trị liệu II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
4. MH 27 Bệnh lý và PHCN hệ thần kinh – cơ II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
5. MH 29 Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
Tổng 10 430 0 0 420 10

3.2. Kỳ 2: Từ 28/12/2026 đến 16/05/2027 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

+ Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 31 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
2. MH 33 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 354 6
Tổng 10 450 0 0 442 8

3.3. Thời gian ôn thi, thi tốt nghiệp: Từ 17/05/2027 đến 25/07/2027 (10 tuần)

Trong trường hợp chương trình đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, Nhà trường sẽ có văn bản thông báo cho các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên được biết./.

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
  2. Mã nghề: 6720602
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 07/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 09/09/2024 đến 24/08/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 09/09/2024 đến 23/02/2025 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
5. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
7. MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
    Tổng 18 375 143 212 0 20

 1.2. Kỳ 2: Từ 24/02/2025 đến 27/07/2025 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 17 tuần

            + Thời gian học quân sự: 02 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
2. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
3. MH 08 Hóa phân tích 2 45 15 28 0 2
4. MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
5. MH 11 Dược lý 2 30 28 0 0 2
6. MH 12 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
7. MH 13 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
    Tổng 18 360 200 141 0 19

1.3. Nghỉ hè: Từ 28/07/2025 đến 24/08/2025 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 25/08/2025 đến 09/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 25/08/2025 đến 08/02/2026 (24 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

            + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 14 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
2. MH 15 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
3. MH 16 Y đức –  Tổ chức Y tế 2 30 28 0 0 2
4. MH 17 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 2 45 15 28 0 2
5. MH 18 Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản 2 45 15 28 0 2
6. MH 19 Đảm bảo và kiểm tra chất lượng xét nghiệm 2 45 15 28 0 2
7. MH 20 Mô học 3 75 15 57 0 3
8. MH 21 Giải phẫu bệnh 4 90 28 58 0 4
    Tổng 19 405 159 227 0 19

 2.2. Kỳ 2: Từ 09/02/2026 đến 12/07/2026 (22 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 22 Huyết học I 3 45 42 0 0 3
2. MH 23 Huyết học II 4 120 0 116 0 4
3. MH 24 Độc chất học lâm sàng (Kỹ thuật XN chất độc) 2 45 15 28 0 2
4. MH 27 Vi sinh I 3 45 42 0 0 3
5. MH 28 Vi sinh II 4 120 0 116 0 4
    Tổng 16 375 99 260 0 16

2.3. Nghỉ hè: 13/07/2026 đến 09/08/2026 (04 tuần) 

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 10/08/2026 đến 25/07/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 10/08/2026 đến 27/12/2026 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 15 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 02 tuần

            + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 03 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 17 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 1 45 0 0 44 1
2. MH 25 Hóa sinh I 3 45 42 0 0 3
3. MH 26 Hóa sinh II 4 120 0 116 0 4
4. MH 29 Ký sinh trùng I 3 45 42 0 0 3
5. MH 30 Ký sinh trùng II 4 120 0 116 0 4
6. Môn học tự chọn 2 45 15 28 0 2
    Tổng 17 420 99 260 44 17

3.2. Kỳ 2: Từ 28/12/2026 đến 16/05/2027 (20 tuần)

            + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

            + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

+ Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL /BT TTBV /TTCĐ Thi/ KT
1. MH 31 Thực tập tốt nghiệp Vi sinh – Ký sinh trùng (BV) 4 160 0 0 156 4
2. MH 32 Thực tập tốt nghiệp Huyết học – truyền máu (BV) 4 160 0 0 156 4
3. MH 33 Thực tập tốt nghiệp Hóa sinh (BV) 4 160 0 0 156 4
    Tổng 12 480 0 0 468 12

3.3. Thời gian ôn thi, thi tốt nghiệp: Từ 17/05/2027 đến 25/07/2027 (10 tuần)

Trong trường hợp chương trình đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, Nhà trường sẽ có văn bản thông báo cho các phòng ban, giáo viên chủ nhiệm và sinh viên được biết./.

1. Kế hoạch tuyển sinh

  • Năm 2024: Ban hành kế hoạch tuyển sinh số 21/KH-YDSG ngày 16 tháng 05 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn ban hành
  • Năm 2025: Ban hành kế hoạch tuyển sinh số 13/KH-YDSG ngày 29 tháng 04 năm 2025 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn ban hành

2. Thông báo tuyển sinh

  • Năm 2024: Thông báo tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quy năm 2024 số 22/TB-YDSG ngày 16 tháng 05 năm 2024 của của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn ban hành
  • Năm 2025: Thông báo tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quy năm 2025 số 14/TB-YDSG ngày 29 tháng 04 năm 2025 của của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn ban hành

3. Số lượng sinh viên trúng tuyển

  • Năm 2024: Tổng số sinh viên trúng tuyển: 380 sinh viên, trong đó:

+ Ngành Dược: 121 sinh viên

+ Ngành Điều dưỡng: 88 sinh viên

+ Ngành Hộ sinh: 66 sinh viên

+ Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: 61 sinh viên

+ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng: 44 sinh viên

  • Năm 2023: Tổng số sinh viên trúng tuyển: 377 sinh viên, trong đó:

+ Ngành Dược: 121 sinh viên

+ Ngành Điều dưỡng: 88 sinh viên

+ Ngành Hộ sinh: 63 sinh viên

+ Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: 61 sinh viên

+ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng: 44 sinh viên

4. Số lượng sinh viên tốt nghiệp

  • Năm 2024: Tổng số sinh viên tốt nghiệp: 339 sinh viên, trong đó:

+ Ngành Dược: 108 sinh viên

+ Ngành Điều dưỡng: 85 sinh viên

+ Ngành Hộ sinh: 51 sinh viên

+ Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: 57 sinh viên

+ Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng: 38 sinh viên

1. Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục trong năm tài chính trước liền kề thời điểm báo cáo theo quy định pháp luật, trong đó có cơ cấu các khoản thu, chi hoạt động như sau:

a) Các khoản thu phân theo: Nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, hỗ trợ của nhà đầu tư; học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học; kinh phí tài trợ và hợp đồng với bên ngoài; nguồn thu khác) và loại hoạt động (giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; hoạt động khác);

– Nguồn thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo năm 2024:

+ Thu từ học phí hệ cao đẳng : 17.588.750.000đ

+ Thu t hoạt động tài chính ( Lãi tiền gửi NH):101.208đ

b) Các khoản chi phân theo: Chi tiền lương và thu nhập (lương, phụ cấp, lương tăng thêm và các khoản chi khác có tính chất như lương cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên,…); chi cơ sở vật chất và dịch vụ (chi mua sắm, duy tu sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển đội ngũ,…); chi hỗ trợ người học (học bổng, trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động phong trào, thi đua, khen thưởng,…); chi khác.

– Các khoản chi tiền lương cho CBCNV ; giảng viên  năm 2024:

+ Các khoản chi lương, trích nộp BHXH cho giảng viên cơ hữu:  1.135.885.380đ

+ Các khoản chi lương cho CBCNV, trích nộp BHXH cho CBCNV:2.954.379.073đ

+ Chi cho giảng viên có hợp đồng thỉnh giảng năm 2024: 2.044.351.000đ

– Chi cơ sở vật chất và dịch vụ:

+ Chi mua sắm cng cụ dụng cụ: 299.310.311đ

+ Chi mua đồ dùng văn phòng: 38.438.061đ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: 740.209.558đ

+ Chí khác cho hoạt động giáo dục( Thuê nhà, tiền điện nước, tiền mua hoá chất, thuốc, dụng cụ học thực hành, chi phí sinh viên thực hành tại bệnh viện, các vật dụng trang bị đào tạo):  9.849.246.801đ

2. Các khoản thu và mức thu đối với người học, bao gồm: học phí, lệ phí, tất cả các khoản thu và mức thu ngoài học phí, lệ phí (nếu có) trong năm học và dự kiến cho từng năm học tiếp theo của cấp học hoặc khóa học của cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh, dự tuyển.

– Mức thu học phí, lệ phí năm 2024

+ Học phí: 1.300.000 đ/ 1 tháng

+ Lệ phí: 450.000 đ

-Dự kiến mức thu cho năm học mới 2025-2026:

+ Học phí: 1.550.000 đ

+ Lệ phí: 450.000 đ

3. Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí, học bổng đối với người học.

– Chính sách miễn học phí 100% kỳ 1 đối với sinh viên nhập học trước 31/08/2024

4. Số dư các quỹ theo quy định, kể cả quỹ đặc thù (nếu có).

Số dư quỹ cuối năm 2024 mang sang đầu năm 2025 : 2.096.723.773đ

Bình Luận
Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 Lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Căn cứ Lịch trình đào tạo năm học 2024-2025, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo đến toàn thể sinh viên Trường lịch nghỉ Tết như […] Thông báo kế hoạch cuộc thi văn nghệ Chào mừng năm học mới 2024 – 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam  Thông báo kế hoạch cuộc thi văn nghệ Chào mừng năm học mới 2024 – 2025 và Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam  Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo về cuộc thi văn nghệ tiếp nối chuỗi các hoạt động chào mừng năm học mới 2024 - 2025, chào tân sinh viên K17 và hướng đến Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024. Giao lưu văn nghệ khối trường Cao đẳng mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) Giao lưu văn nghệ khối trường Cao đẳng mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) Nhằm kỉ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) lần đầu tiên tổ chức cuộc thi “Giao lưu văn nghệ” giữa các khối trường Cao đẳng. Tưng bừng lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn Tưng bừng lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024. Buổi lễ với sự góp mặt của các bạn tân sinh viên và toàn thể cán bộ giảng viên cùng các bạn sinh viên các khóa trước. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp khóa K13 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp khóa K13 Ngày 06/10/2023 vừa qua, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn long trọng tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp khóa K13, đánh dấu sự trưởng thành, thay đổi lớn trong cuộc đời của các tân cử nhân. Thông báo tổ chức “Giải bóng đá sinh viên nam lần thứ 2 năm học 2024” Thông báo tổ chức “Giải bóng đá sinh viên nam lần thứ 2 năm học 2024” Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo tổ chức “Giải bóng đá sinh viên nam lần thứ 2 – 2024” nhằm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/1931 – 26/03/2024.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát