fbpx

Sinh viên Y năm 2 học gì? Chia sẻ cách học tập tốt ngành Y

08/05/2025

Người đăng : Trần Mai

Sinh viên Y năm 2 học gì trong chương trình đào tạo? Thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến ngành Y, để từ đó xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết thông tin giải đáp, bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Mỗi cơ sở sẽ có mục tiêu đào tạo sinh viên ngành Y năm 2 khác nhau

Mỗi cơ sở sẽ có mục tiêu đào tạo sinh viên ngành Y năm 2 khác nhau

Mục tiêu đào tạo cho sinh viên năm 2 ngành Y

Với mỗi cơ sở đào tạo ngành Y sẽ có mục tiêu đào tạo sinh viên ngành Y năm 2 khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đều giúp trang bị kiến thức Y học cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên tiếp tục học cho những năm sau, trong đó:

Về kiến thức

  • Sinh viên hiểu được cấu trúc, chức năng bình thường của cơ thể người thông qua các môn học như giải phẫu, sinh lý, hóa sinh;
  • Nắm vững những yếu tố vi sinh vật, sinh lý bệnh, miễn dịch có liên quan đến bệnh lý;
  • Hiểu được cơ chế sinh bệnh từ mức tế bào đến toàn thân;
  • Nắm rõ các kiến thức về những tác nhân gây ra bệnh, sự đáp ứng của cơ thể và hậu quả sinh lý bệnh.

Về kỹ năng

  • Có kỹ năng phân tích, rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức;
  • Biết cách tra cứu và đọc hiểu những tài liệu y học bằng tiếng Việt và tiếng Anh cơ bản;
  • Sinh viên có khả năng làm việc nhóm, thảo luận khoa học và phản biện kiến thức một cách hợp lý;
  • Làm quen với kỹ năng thực hành cơ bản trong phòng thí nghiệm như thực hành hóa sinh, vi sinh, sinh lý… 

Thái độ và phẩm chất

  • Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với học tập và bệnh nhân;
  • Rèn luyện tính kỷ luật, tự học, trung thực trong học tập và nghiên cứu;
  • Tôn trọng kiến thức y học và cập nhật thường xuyên bởi lĩnh vực ngành Y phát triển không ngừng.
Mỗi trường, mỗi chuyên ngành Y sẽ có chương trình các môn học năm 2 khác nhau

Mỗi trường, mỗi chuyên ngành Y sẽ có chương trình các môn học năm 2 khác nhau

Sinh viên Y năm 2 học gì?

Sinh viên Y năm 2 tại các cơ sở Giáo dục sẽ bắt đầu chuyển từ những môn đại cương sang các môn cơ sở Y học. Mặc dù vậy với mỗi trường, mỗi chuyên ngành sẽ có chương trình đào tạo khác biệt. Nhìn chung về cơ bản sẽ bao gồm các môn học, phần kiến thức như:

  • Sinh lý học: Đây là môn học giúp cung cấp kiến thức về quá trình sinh học, hóa học diễn ra trong cơ thể người. Theo đó sinh viên dễ dàng hiểu được các cơ quan, hệ thống phối hợp với nhau nhằm duy trì sự sống và khả năng thích nghi với môi trường;
  • Giải phẫu học: Môn học chuyên nghiên cứu về cấu trúc, hình dạng tế bào, mô, cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Khi học giải phẫu học sinh viên sẽ nắm rõ kiến thức về vị trí, kết cấu, mối quan hệ giữa những bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh đó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau Y học lâm sàng, phẫu thuật, sinh lý học;
  • Hóa sinh: Môn học có đặc trưng với những phân tử sinh học, các phản ứng hóa học hỗ trợ chức năng sống. Đặc biệt kiến thức môn học tập trung nghiên cứu các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống như vậy sinh viên sẽ hiểu rõ về năng lượng, sự chuyển hóa và các cơ chế điều hòa trong cơ thể;
  • Vi sinh học: Kiến thức môn học chuyên về nghiên cứu đặc điểm sinh học, cấu trúc, sự phát triển của các các sinh vật nhỏ… Từ môn học này sinh viên sẽ hiểu và điều trị được các bệnh nhiễm trùng, đồng thời phát triển vaccine, những phương pháp phòng ngừa bệnh tật;
  • Dược lý học: Môn học chuyên về nghiên cứu những loại thuốc, cách thuốc tương tác với cơ thể, tác dụng điều trị, tác dụng phụ… Nên người học sẽ nắm được cơ chế hoạt động của thuốc và tác dụng của thuốc đối với cơ thể người;
  • Kỹ thuật Y tế: Môn học tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, máy móc và các thiết bị hỗ trợ trong việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi sức khỏe người bệnh;
  • Tâm lý y học: Tập trung nghiên cứu về mối liên hệ giữa yếu tố tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm và sức khỏe thể chất của con người. Theo đó người học sẽ hiểu biết rõ hơn về cách bệnh nhân phản ứng với bệnh tật, theo đó đưa ra phương pháp hỗ trợ, điều trị cần thiết.

Bên cạnh đó sinh viên sẽ được học thêm một số môn học kỹ năng và y đức như:

  • Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân;
  • Y đức và luật y học;
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Các môn học về thực hành – Tiền lâm sàng:

  • Thực hành giải phẫu trên tiêu bản hoặc mô hình;
  • Thực hành hóa sinh, sinh lý trong phòng thí nghiệm;
  • Một số trường bắt đầu cho tiếp xúc bệnh viện quan sát đơn giản hoặc tập kỹ năng giao tiếp.
Sinh viên Y năm 2 cần nghiêm túc học tập để xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc cho sự nghiệp sau này

Sinh viên Y năm 2 cần nghiêm túc học tập để xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc cho sự nghiệp sau này

Cách giúp sinh viên Y học năm 2 đạt kết quả cao

Để việc học tập năm 2 ngành Y đạt kết quả cao, tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng ngành nghề, sinh viên sẽ cần kết hợp chiến lược học tập khoa học, đồng thời có tư duy chủ động học tập. Theo Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp một số cách giúp sinh viên Y học năm 2 đạt kết quả cao như:

Hiểu đúng bản chất, không học vẹt

Với những môn như Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh đều cần đến sự tư duy logic từ người học. Bởi vậy sinh viên nên tập trung vào việc tìm hiểu cơ chế, mối liên hệ giữa các kiến thức thay vì cách học thuộc lòng. 

Tự tạo ghi chú ngắn gọn, dễ hiểu

Sinh viên trong quá trình học tập nên viết lại bằng ngôn ngữ của chính bản thân để dễ hiểu và ôn tập. Tốt nhất nên sử dụng sơ đồ tư duy, bảng so sánh hoặc liệt kê theo những ý chính.

Học tập chủ động và có hệ thống

Nên chia nhỏ nội dung học tập theo từng môn, ưu tiên những môn kiến thức khó như Sinh lý, Hóa sinh, Giải phẫu… Việc học theo vòng lặp sẽ giúp sinh viên ghi nhớ lâu kiến thức.

Tập luyện giải đề, bài tập

Thường xuyên làm các bài tập, luyện giải đề, câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi chủ đề học tập nhằm đánh giá mức độ hiểu bài, nắm chắc kiến thức. Biết được lỗ hổng kiến thức còn thiếu để từ đó có phương án bổ sung cho phù hợp.

Thảo luận nhóm 

Thảo luận nhóm sẽ giúp sinh viên nhận ra được điểm yếu của bản thân. Với những phần kiến thức không hiểu nên hỏi bạn bè, thầy cô hay tìm những tài liệu tham khảo để nắm chắc kiến thức.

Quản lý thời gian hợp lý

Mỗi ngày nên dành thời gian học ít nhất 2-3 tiếng cho môn chuyên ngành, bên cạnh đó nên kết hợp nghỉ ngơi và thư giãn. Lập kế hoạch học rõ ràng theo tuần để đảm bảo không bị bỏ sót phần nào và hạn chế tình trạng học dồn vào phút cuối. 

Giữ gìn sức khỏe và tinh thần học tập

Sinh viên nên chú ý đến việc ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và vận động, tập thể dục nhằm duy trì năng lượng và thể trạng tốt nhất cho việc học tập. Dành thời gian thư giãn không nên để bị stress kéo dài vì dễ làm giảm hiệu quả ghi nhớ và suy nghĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi Sinh viên Y năm 2 học gì? Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả nhất để đạt kết quả tốt trong năm thứ 2 đầy quan trọng này.

Bình Luận
Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì? Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì? Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ khi chọn ngành học là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết. Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Mức hưởng phụ cấp theo nghề ngành Y tế như thế nào? Cách tính ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi cụ thể phụ cấp ưu đãi nghề Y tế trong nội dung bài viết dưới đây. Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành y tế là gì? Cách tính phụ cấp độc hại ngành Y tế như thế nào? Để hiểu chi tiết các quy định về mức phụ cấp này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Phụ cấp trực ngành Y tế là khoản tiền được chi trả thêm cho cán bộ, nhân viên Y tế khi tham gia trực ngoài giờ hành chính. Mức phụ cấp trực được hưởng sẽ tùy với từng trường hợp cụ thể. Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí ở bài viết dưới đây. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Có nhiều bạn trẻ mơ ước trở thành một Y sĩ Đa khoa để tham gia vào công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa học mấy năm? Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa, các công việc sau khi tốt nghiệp, cơ hội học Liên thông? Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Cả Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều là những ngành nghề rất quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng? Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ Đa khoa là gì? Y sĩ Đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Có nên theo học ngành này không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhé.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát