fbpx

Phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ? Nên học Y sĩ hay Bác sĩ?

13/01/2025

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Trong lĩnh vực Y tế, Y sĩ và Bác sĩ đều là 2 ngành nghề có vị trí quan trọng. Trong bài viết dưới đây sẽ so sánh những điểm giống và khác nhau để phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ? Bạn đọc hãy cùng đón đọc và tham khảo.

y sĩ có phải là bác sĩ không

Phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ? Nên học Y sĩ hay Bác sĩ?

Khái niệm cơ bản về Y sĩ và Bác sĩ

Khái niệm Y sĩ

Y sĩ là người có nhiệm vụ hỗ trợ Bác sĩ trong quá trình chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Một số những công việc của Y sĩ như thực hiện xét nghiệm cơ bản, hỗ trợ điều trị người bệnh theo đúng chỉ định từ Bác sĩ. Bên cạnh đó họ cũng là người cung cấp hướng dẫn bệnh nhân về chế độ chăm sóc, từ đó hướng dẫn bệnh nhân trong quá trình điều trị đem lại hiệu quả cao. Thường thấy Y sĩ làm việc tại các Bệnh viện, cơ sở Y tế ở cấp cơ sở, trạm Y tế…

Khái niệm Bác sĩ

Bác sĩ là các chuyên gia Y tế có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ đó thực hiện những công việc trong đào tạo, điều trị, phòng ngừa bệnh tật. Có rất nhiều những lĩnh vực khác nhau mà Bác sĩ có thể tham gia như ngoại khoa, nội khoa, nhi khoa, sản khoa… Bác sĩ quyết định phương pháp điều trị cho người bệnh, bên cạnh đó giám sát quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe cho mọi người.

Quá trình học tập của ngành Bác sĩ là quá trình dài từ 5 – 7 năm, tiếp đến cần thực hành tại các cơ sở Y tế để đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề.

Phân biệt Y sĩ khác gì Bác sĩ?

Điểm giống nhau giữa Y sĩ và Bác sĩ

Nhìn chung cả Y sĩ và Bác sĩ đều là những người thực hiện các công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và thấy xuất hiện phổ biến ở những bệnh viện, cơ sở Y tế hay tại các chuyên khoa. Nhiều người thấy rằng cả 2 vị trí công việc này đều gắn liền với hình ảnh áo blouse trắng đi kèm với các dụng cụ Y tế như  ống nghe, kim tiêm…

Bên cạnh đó cả Y sĩ và Bác sĩ đều cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và được đào tạo về Y khoa để dễ dàng thực hiện công tác khám chữa bệnh. Từ đó duy trì được hiệu quả công việc và thường xuyên cập nhật thêm kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành tốt nhất.

y sĩ có phải là bác sĩ không

Y sĩ và Bác sĩ đều tham gia vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người bệnh

Y sĩ khác gì Bác sĩ?

Tiêu chí so sánh

Y sĩ

Bác sĩ

Trình độ đào tạo Đào tạo trình độ Trung cấp, Cao đẳng. Đào tạo từ hệ Đại học trở lên.
Thời gian đào tạo 2-3 năm. 5 – 7  năm.
Tuyển sinh Đa dạng phương thức xét tuyển, điểm đầu vào không quá cao, mức điểm chuẩn thấp. Đa dạng phương thức xét tuyển. Điểm đầu vào cao, tỷ lệ cạnh tranh lớn.
Lĩnh vực hoạt động Thực hiện chăm sóc sức khỏe tổng quát.  Tập trung vào chuyên khoa cụ thể như sản khoa, tim mạch, nhi khoa, nội tiết,…
Phạm vi chuyên môn Tuân theo y lệnh từ Bác sĩ chuyên khoa. Trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. 
Công việc cụ thể Hỗ trợ cho các Bác sĩ chuyên khoa. Trực tiếp tham gia vào quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh, đồng thời xây dựng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Tiếp nhận bệnh nhân, thực hiện sắp xếp trật tự, an toàn tại những cơ sở Y tế. Bên cạnh đó hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu từ Bác sĩ chuyên khoa. Can thiệp vào cơ thể người bệnh, phẫu thuật loại bỏ những mầm bệnh nguy hiểm, cải thiện sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Trách nhiệm pháp lý Thấp hơn Bác sĩ. Cao hơn Y sĩ.
Chứng chỉ hành nghề Có thể không. Bắt buộc phải có.
Đơn vị công tác Tại các phòng khám hoặc tuyến Y tế cơ sở. Làm việc ở mọi tuyến Y tế từ cơ sở đến đến Trung ương.
Mở phòng khám tư nhân Không được cấp phép.  Được phép mở phòng khám tư khi Bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề 54 tháng.
Cơ hội Liên thông lên Bác sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức. Bác sĩ hoàn toàn có thể tiếp tục học lên các bậc hàm cao hơn. 
Lương, thu nhập Thấp hơn Bác sĩ. Cao hơn Y sĩ.

Với những tiêu chí so sánh ở trên có thể thấy rõ ràng được điểm khác biệt giữa Y sĩ và Bác sĩ mặc dù đều hướng đến mục tiêu chung là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng. 

Có thể thấy rằng Y sĩ và Bác sĩ có sự khác nhau về trình độ chuyên môn, quyền hạn, công việc, chứng chỉ hành nghề, mức lương… Do đó để làm việc và hoạt động với chức danh Bác sĩ, ngay từ đầu các thí sinh cần trải qua quá trình học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm trong thời gian dài. Vì chỉ có như vậy mới giúp đảm bảo rằng bạn thực hiện tốt công việc, trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với năng lực bản thân.

Y sĩ có yêu cầu công việc không quá cao như Bác sĩ bởi vậy họ bị giới hạn về phạm vi nghề nghiệp, chức năng, quyền hạn… Đây là điều hoàn toàn phù hợp do trình độ đào tạo của đội ngũ Y sĩ không đạt mức chuyên sâu giống như Bác sĩ.

y sĩ và bác sĩ khác nhau thế nào

Giữa Y sĩ và Bác sĩ có rất nhiều điểm khác biệt

Nên học Y sĩ hay Bác sĩ?

Việc quyết định nên học Y sĩ hay Bác sĩ sẽ căn cứ vào sở thích, nhu cầu, mục tiêu sự nghiệp của người học bởi cả Y sĩ và Bác sĩ đều nắm giữ trách nhiệm, vai trò quan trọng trong hệ thống khám chữa bệnh và thực hiện mục tiêu chăm sóc, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Trường hợp học lực của thí sinh tốt, đặc biệt có quyết tâm cao và muốn được khoác áo Blouse trắng để trực tiếp khám chữa bệnh cho mọi người có thể lựa chọn theo học ngành Bác sĩ. Y sĩ sẽ là lựa chọn phù hợp với những người có điểm thi đầu vào không tốt, muốn rút ngắn thời gian đào tạo để ra trường và đi làm sớm.

Y sĩ và Bác sĩ là hai ngành nghề khác nhau, hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc Y sĩ khác gì Bác sĩ? Từ đó sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp với năng lực bạn thân, mục tiêu nghề nghiệp. Bạn hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất từ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để cập nhật thêm kiến thức hữu ích xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
GLP trong ngành Dược là gì? Vai trò GLP trong kiểm nghiệm GLP trong ngành Dược là gì? Vai trò GLP trong kiểm nghiệm GLP là trong những tiêu chuẩn vô cùng quan trọng mà bất cứ cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc cần nắm rõ và tuân thủ theo. Để hiểu rõ hơn về GLP trong ngành Dược là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì? Có dễ xin việc không? Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì? Có dễ xin việc không? Tốt nghiệp Cao đẳng Dược gọi là gì? Đây là thắc mắc của nhiều các bạn trẻ khi đang trong quá trình tìm hiểu ngành Dược để lựa chọn theo học sau khi kết thúc học THPT. Học ngành dược khối B và các trường xét tuyển Học ngành dược khối B và các trường xét tuyển Có xét tuyển ngành Dược khối B không? Trường nào xét tuyển? Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về ngành học nhiều tiềm năng phát triển. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Đa khoa [MỚI NHẤT] Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Đa khoa [MỚI NHẤT] Các quy định, điều kiện, thủ tục để cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Đa khoa như thế nào? Thông tin bài viết dưới đây sẽ chia sẻ để người đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến giấy phép hành nghề. Y sĩ học lên Bác sĩ được không? Điều kiện học lên là gì? Y sĩ học lên Bác sĩ được không? Điều kiện học lên là gì? Tại nhiều trường Đại học mức điểm chuẩn ngành Bác sĩ luôn ở mức cao nên nhiều thí sinh đã chọn lựa chọn học hệ thấp hơn sau đó sẽ học Liên thông. Vậy Y sĩ học lên Bác sĩ được không? Y sĩ có phải là Y tá không? Chuyên môn Y sĩ và Y tá ai cao hơn Y sĩ có phải là Y tá không? Chuyên môn Y sĩ và Y tá ai cao hơn Y sĩ và Y tá là hai chức danh có vai trò quan trọng trong ngành Y tế. Nhiều người thắc mắc Y sĩ có phải Y tá không? Để phân biệt và hiểu rõ hơn về 2 vị trí công việc này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Dược khối D07 học được không? Trường nào xét tuyển? Ngành Dược khối D07 học được không? Trường nào xét tuyển? Nhiều các bạn trẻ có ước mơ trở thành Dược sĩ tuy nhiên có băn khoăn ngành Dược khối D07 học được không? Có trường nào xét tuyển? Để có giải đáp chi tiết bạn đọc hãy cùng đón đọc nội dung bài viết dưới đây. Ngành Y khối A1 gồm những ngành học nào? Trường nào xét tuyển? Ngành Y khối A1 gồm những ngành học nào? Trường nào xét tuyển? Thí sinh khối A1 thi ngành Y được không? Ngành Y khối A1 gồm những ngành học nào? Trường nào xét tuyển? Để có thêm nhiều thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc về ngành Y khối A1, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Khối D01 có học ngành Y được không? Trường Y xét khối D01 Khối D01 có học ngành Y được không? Trường Y xét khối D01 Khối D01 có học ngành Y được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều các bạn thí sinh đang theo học khối D01 và quan tâm đến lĩnh vực Y. Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết ở bài viết dưới đây.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát