fbpx

Y sĩ có phải là Y tá không? Chuyên môn Y sĩ và Y tá ai cao hơn

11/01/2025

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Y sĩ và Y tá là hai chức danh có vai trò quan trọng trong ngành Y tế, tuy nhiên rất dễ bị nhầm lẫn. Nhiều người thắc mắc Y sĩ có phải Y tá không? Để phân biệt và hiểu rõ hơn về 2 vị trí công việc này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

y sĩ có phải y tá không

Y sĩ có phải Y tá không? Chuyên môn Y sĩ và Y tá ai cao hơn

Y sĩ có phải là Y tá không?

Khái niệm Y sĩ

Y sĩ là người phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi người, chuyên thực hiện những công việc khám, theo dõi tình trạng của người bệnh dưới sự giám sát của Bác sĩ. Trình độ đào tạo của Y sĩ là từ Trung cấp Y trở lên nên thường thấy họ làm việc tại các trạm Y tế, phòng khám, bệnh viện hoặc ở những vùng nông thôn. Y sĩ có thể thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tuy nhiên phạm vi công việc của họ thường không quá rộng.

Khái niệm Y tá

Y tá là người thực hiện những công việc chăm sóc sức khỏe, đồng thời hỗ trợ Bác sĩ trong việc điều trị cho người bệnh, giúp họ hồi phục sức khỏe sau điều trị tại những cơ sở Y tế như trạm Y tế, phòng khám, bệnh viện. Y tá có thể được đào tạo qua chương trình đào tạo Y tá Trung cấp hoặc Cao đẳng và là một phần quan trọng trong đội ngũ Y tế.

Y sĩ và Y tá khác nhau như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Y sĩ và Y tá, dưới đây là một phân tích chi tiết của Cao đẳng Y dược Sài Gòn về điểm giống và khác nhau của hai nghề nghiệp này:

Giống nhau

  • Y sĩ và Y tá đều là những công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ Bác sĩ trong quá trình thăm khám, điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó họ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa nhằm đem lại hiệu quả cao sau quá trình điều trị.

Khác nhau

Tiêu chí

Y tá

Y sĩ

Trình độ đào tạo Trình độ từ Trung cấp Y tế trở lên, đào tạo trong thời gian ngắn, thường từ 2 – 3 năm. Có trình độ từ Trung cấp Y học trở lên, thời gian đào tạo lâu hơn, thường từ 3-4 năm.
Quyền hạn Không có quyền chẩn đoán bệnh hoặc ra quyết định điều trị chính thức. Có quyền chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc và chỉ định điều trị cho bệnh nhân.
Công việc Chăm sóc bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật y tế cơ bản, giám sát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.  Hỗ trợ Bác sĩ trong các chương trình Y tế cộng đồng.
Thực hiện công việc theo đúng y  lệnh của Bác sĩ, hướng dẫn người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị.
Mức lương Mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/tháng và các khoản phụ cấp liên quan.  Mức lương cơ bản từ 7 – 8 triệu đồng/tháng và các khoản phụ cấp liên quan.
Cơ hội thăng tiến Có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Y tá trường nếu đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý hay tham gia thêm khóa đào tạo nâng cao chuyên môn để trở thành Điều dưỡng, giảng viên Y khoa hoặc Bác sĩ.

Vậy Y sĩ có phải Y tá không? Câu trả lời là KHÔNG. Theo những thông tin chia sẻ ở trên có thể thấy rằng Y sĩ và Y tá là hai chức danh hoàn toàn khác nhau. Mỗi công việc, nghề nghiệp sẽ có công việc, trình độ khác nhau. Mặc dù vậy cả hai vị trí đều hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

y sĩ khác y tá như thế nào

Y sĩ và Y tá là 2 chức danh, vị trí công việc hoàn toàn khác nhau

>>Xem thêm: Điều Kiện Để Học Chuyển Đổi Điều Dưỡng Sang Y Sĩ Là Gì?

So sánh vị thế xã hội của Y sĩ và Y tá

Vị thế xã hội của Y sĩ và Y tá trong lĩnh vực Y tế có sự khác biệt rõ rệt, điều này sẽ phản ánh sự phân biệt về trình độ đào tạo, phạm vi công việc và chức danh của mỗi nghề, cụ thể như:

Chức danh của Y sĩ

  • Trình độ và chuyên môn: Y sĩ có trình độ đào tạo cao hơn so với Y tá, trong khoảng 3 – 4 năm tùy vào chương trình đào tạo của từng hệ. Y sĩ có thể thực hiện chẩn đoán bệnh, điều trị và kê đơn thuốc, cùng với đó thực hiện những thủ thuật Y tế phức tạp.
  • Tính chuyên nghiệp cao: Y sĩ được trang bị các kiến thức về Y học nên sẽ có khả năng áp dụng những phương pháp điều trị ở nhiều tình huống khác nhau. Như vậy sẽ giúp họ nhận được sự tôn trọng tại các cơ sở Y tế.

Chức danh của Y tá

  • Trình độ đào tạo: Y tá thường có trình độ đào tạo thấp hơn so với Y sĩ, thời gian học từ 2 – 3 năm tại các trường Trung cấp, Cao đẳng. Công việc của họ phần lớn là chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ Bác sĩ và không có quyền chẩn đoán hay điều trị bệnh.
  • Quyền hạn hẹp: Y tá thường nhận được sự tôn trọng từ bệnh nhân và đồng nghiệp trong quá trình thực hiện công việc tuy nhiên họ không có quyền quyết định trong quá trình điều trị chủ yếu của Y sĩ.

Qua đó có thể thấy rằng Y sĩ có vị trí chuyên môn cao hơn so với Y tá trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Thời gian đào tạo ngành Y sĩ dài hơn, chương trình chuyên sâu nên họ sẽ có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững vàng trong lĩnh vực Y tế. Bởi vậy Y sĩ sẽ có quyền hạn chẩn đoán, điều trị và có trình độ chuyên môn cao, đồng thời là người cùng với Bác sĩ đưa ra quyết định về sức khỏe người bệnh.

Lưu ý: Những năm trước Y tá là tên gọi của người thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của Bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh sửa đổi (số 40/2019/QH14), ngành Y tá đã chính thức bị loại bỏ và thay thế bằng ngành Điều dưỡng. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, đánh dấu sự chuyển đổi trong công tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và để đồng nhất với chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe.

Với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc Y sĩ có phải là Y tá không? Đồng thời hiểu rõ hơn về điểm khác biệt của 2 chức danh này. Mọi người thường xuyên ghé đọc các bài viết cùng chuyên mục để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Phụ cấp trực ngành Y tế là khoản tiền được chi trả thêm cho cán bộ, nhân viên Y tế khi tham gia trực ngoài giờ hành chính. Mức phụ cấp trực được hưởng sẽ tùy với từng trường hợp cụ thể. Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí ở bài viết dưới đây. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Có nhiều bạn trẻ mơ ước trở thành một Y sĩ Đa khoa để tham gia vào công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa học mấy năm? Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa, các công việc sau khi tốt nghiệp, cơ hội học Liên thông? Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Cả Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều là những ngành nghề rất quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng? Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ Đa khoa là gì? Y sĩ Đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Có nên theo học ngành này không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhé. Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Những bài hát về ngành Y sẽ mang đến thông điệp về lòng nhân ái, sự hy sinh của người làm việc trong lĩnh vực Y tế. Ngành Y đa khoa là gì? Ưu điểm khi theo học Y đa khoa Ngành Y đa khoa là gì? Ưu điểm khi theo học Y đa khoa Ngành Y đa khoa là gì? Thi khối nào? Học trong bao lâu? Trường nào đào tạo? Để có câu trả lời chi tiết hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Y sĩ Đa khoa là gì? Cơ hội việc làm ngành học Ngành Y sĩ Đa khoa là gì? Cơ hội việc làm ngành học Y sĩ Đa khoa có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa là gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết về thông tin ngành này, bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát