22/05/2025
Người đăng : Trần MaiSau khi tốt nghiệp ngành Y đa khoa sẽ có đa dạng cơ hội việc làm tại nhiều tuyến y tế khác nhau hoặc học tiếp các chuyên ngành chuyên sâu để phát triển nghề nghiệp. Vậy Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ để bạn đọc tìm hiểu cụ thể các hướng đi chuyên môn của ngành.
Ngành Y đa khoa đào tạo bác sĩ có khả năng chăm sóc sức khỏe toàn diện
Y đa khoa là ngành tập trung vào việc đào tạo ra những Bác sĩ tổng quát và có nhiệm vụ khám, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ điều trị toàn diện cho người bệnh.
Thí sinh khi lựa chọn học ngành Y đa khoa sẽ được trang bị những kiến thức Y học cơ bản, chuyên sâu nhằm phát hiện, xử lý các bệnh lý thường gặp. Đồng thời học được những kỹ năng lâm sàng như thăm khám, đọc kết quả xét nghiệm, tư vấn điều trị. Cùng với đó là trau dồi, rèn luyện thái độ đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và Y đức trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thời gian học Y đa khoa sẽ kéo dài trong khoảng 6 năm với hệ Đại học chính quy. Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Y đa khoa từ đó có thể làm việc tại bệnh viện, phòng khám, trạm Y tế… Hoặc tiếp tục học lên chuyên khoa cấp I, cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc liên thông sang các chuyên ngành sâu như Nội, Ngoại, Sản, Nhi…
Có thể thấy rằng ngành Y đa khoa là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích y học, muốn trở thành Bác sĩ trong tương lai và đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Y đa khoa là ngành yêu cầu sinh viên sau khi tốt nghiệp cần có kiến thức tổng quát về y học nhằm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thường gặp. Trên thực tế hiện nay sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y đa khoa có thể hướng chuyên sâu vào một số các chuyên ngành Y đa khoa cụ thể như:
Chuyên ngành nhi khoa là khối lâm sàng, tập trung phần lớn vào việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em dưới 16 tuổi. Trong đó bao gồm các lĩnh vực như: Nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá), phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các căn bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng…
Chuyên ngành nhi khoa đào tạo ra các Bác sĩ nhi khoa để có kiến thức chuyên môn vững vàng để tham gia vào việc thăm khám, điều trị và giải quyết vấn đề sức khỏe cho các trẻ nhỏ.
Có nhiều chuyên ngành Y đa khoa khác nhau
Chuyên ngành sản khoa tiếp tục là chuyên ngành trong lĩnh vực lâm sàng và các Y Bác sĩ sẽ tập trung vào việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng những vấn đề phụ nữ gặp phải, trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Hiện nay chuyên ngành sản khoa sẽ được phân chia thành 2 ngành là Sản khoa và Phụ khoa.
Sinh viên học sản khoa sẽ học chương trình giống bác sĩ đa khoa và chọn học chuyên ngành sản phụ khoa vào năm cuối đại học.
Chuyên ngành nhãn khoa là chuyên thăm khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe mắt và thị lực cho tất cả các đối tượng từ người già, người lớn, trẻ em. Ở chuyên ngành nhãn khoa các Y Bác sĩ sẽ là người kiểm tra thị lực, chẩn đoán và điều trị bệnh bằng những máy móc hiện đại.
Ngoài ra chuyên ngành mắt sẽ hợp tác với các chuyên ngành khác để điều trị những biến chứng do các nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có một bệnh lý nhãn khoa phổ biến như: Viêm bờ mi, bong giác mạc, đau mắt hột, bệnh võng mạc, cận thị…
Chuyên ngành tai mũi họng chuyên về khám, chẩn đoán, điều trị những bệnh lý về tai mũi họng, các khối u và dị tật ở vùng đầu, cổ. Bằng cách áp dụng những phương pháp như ngoại khoa, nội soi, phẫu thuật loại bỏ u ác tính…
Một số những bệnh lý thường gặp ở chuyên ngành tai mũi họng như: Viêm họng, ù tai, viêm mũi, ung thư cuống họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, ung thư thanh quản…
Chuyên ngành Da liễu sẽ tập trung vào việc chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh lý thuộc về da liễu và phần phụ của da gồm tóc, lông, móng.
Bên cạnh đó chuyên ngành này còn xử lý các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và bệnh lý liên quan đến da do nhiễm HIV, AIDS.
Các căn bệnh sẽ gặp thường xuyên ở chuyên ngành Da liễu như: Mụn, sẹo, viêm da cơ địa, lão hóa da, kích ứng, nấm, giang mai, ung thư hắc tố, những khối u lành tính ở da…
Chuyên ngành Y học cổ truyền sẽ chữa bệnh bằng cách kết hợp các phương pháp chữa bệnh từ Đông y châm cứu, điện châm, bấm huyệt, giác hơi, nhĩ châm… Cùng với các kỹ thuật Y học hiện đại.
Đồng thời chuyên ngành này còn tiến hành những nghiên cứu Dược lý, chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu tế bào, thử nghiệm tế bào gốc…
Khi làm việc trong ngành Y học cổ truyền sẽ gặp một số bệnh phổ biến như: Liệt cơ mặt, rối loạn kinh nguyệt, trĩ, đa khớp dạng thấp…
Tiền năng phát triển ngành Y đa khoa hiện nay khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao
Y đa khoa luôn nằm trong nhóm ngành có vai trò quan trọng và lâu dài đối với xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao đã mở ra cơ hội phát triển cho ngành này. Một số những tiềm năng phát triển nổi bật của ngành Y đa khoa như:
Thông tin được chia sẻ từ Ban tư vấn của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên đã giúp giải đáp chi tiết: Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào? Từ đó đưa ra quyết định theo đuổi chuyên ngành phù hợp với sở thích, năng lực và mục tiêu sự nghiệp trong tương lai của bản thân.