10/05/2025
Người đăng : Trần MaiY được biết là ngành học có khối lượng kiến thức lớn và nhiều yêu cầu về kỹ năng. Vậy sinh viên Y năm nhất học gì? Có bí quyết nào để học tốt ngành Y? Bạn đọc đang quan tâm đến ngành Y hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Sinh viên Y năm nhất sẽ học các môn học cơ bản để xây dựng nền tảng vững chắc nhằm học tốt hơn các môn chuyên sâu
Ngành Y có rất nhiều những chuyên ngành khác nhau như: Y đa khoa, Tai mũi họng, Nha khoa, Điều dưỡng, Dược… Ở năm nhất sinh viên ngành Y sẽ chủ yếu học các môn đại cương như:
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, chương trình năm nhất ngành Y có khối lượng kiến thức khá lớn. Theo đó sinh viên sẽ nắm được chi tiết về cơ thể người, cơ chế sinh học… Do đó trong quá trình học tập, sinh viên cần tập trung nắm vững lý thuyết, những thông tin chi tiết về cấu trúc, chức năng của cơ thể, những phản ứng sinh hóa từ các môn học như: Hóa sinh, Sinh học phân tử, Sinh lý học, Giải phẫu học…
Đồng thời sinh viên cần chú ý phát triển những kỹ năng tư duy phản biện, khả năng giải quyết các vấn đề thực tế nhằm hoàn thành tốt môn học có tính ứng dụng cao như: Kinh tế Y tế; Đạo đức Y học…
Theo đó sinh viên ngành Y ngay từ năm nhất cần có sự kiên trì, cố gắng, chăm chỉ học tập để tiếp thu toàn bộ kiến thức từ các môn học cũng như các buổi thực hành và thảo luận. Mặc dù chương trình đào tạo năm nhất ngành Y sẽ mang lại cho sinh viên nhiều áp lực, tuy nhiên nếu có niềm đam mê và yêu thích nhất định sẽ có động lực để vượt qua thách thức, cường độ học tập trong ngành.
Một số lưu ý để sinh viên năm nhất học tập hiệu quả
>>Xem thêm: Sinh Viên Y Năm 2 Học Gì? Chia Sẻ Cách Học Tập Tốt Ngành Y
Năm nhất ngành Y là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong hành trình học tập của sinh viên bởi đây sẽ là nền tảng để học hỏi và phát triển trong những năm tiếp theo. Có một số lưu ý để sinh viên học tập hiệu quả và chuẩn bị tốt cho các thách thức, cụ thể một số điểm cần lưu ý như:
Năm nhất chủ yếu học các môn cơ bản như giải phẫu học, sinh lý học, hóa sinh, sinh học tế bào… Đây sẽ là kiến thức nền tảng sinh viên cần áp dụng vào những năm học sau và hiểu rõ hơn vấn đề chuyên sâu của ngành.
Theo đó thí sinh cần ghi chép, ôn tập kiến thức lý thuyết những thông tin quan trọng, chia nhỏ khối lượng kiến thức và chú ý ôn tập thường xuyên.
Các môn học ngành Y sẽ có tính chất phức tạp nên yêu cầu sinh viên phải hiểu sâu nên ngoài giáo trình ở trường có thể tìm hiểu thêm tài liệu từ sách, bài giảng trực tuyến hoặc các video.
Dành thời gian đọc các sách y khoa chuyên sâu, không chỉ trong chương trình giảng dạy mà còn về các chủ đề y tế phổ biến và các nghiên cứu mới.
Mặc dù năm nhất chủ yếu học lý thuyết nhưng sinh viên vẫn cần đến thực hành kỹ năng như trong giải phẫu học, sinh viên sẽ học về cấu trúc cơ thể người thông qua mô hình hoặc thi thể… Do đó cần chủ động tham gia các buổi thực hành để làm quen với các kỹ năng y tế cơ bản.
Học ngành Y yêu cầu rất nhiều thời gian và công sức, vì vậy quản lý thời gian là một yếu tố quan trọng. Sinh viên nên lập một lịch học tập hợp lý để không bị áp lực và đảm bảo có thời gian cho cả học lý thuyết lẫn thực hành.
Học tốt các môn năm nhất sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc theo đuổi ngành Y
>>Xem thêm: Những Ai Không Nên Học Y? Lời Khuyên Cho Các Bạn Trẻ Là Gì?
Học Y năm nhất là giai đoạn đóng vai trò quan trọng nên sinh viên sẽ cần đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt các môn học phần lớn là lý thuyết cơ bản và có tính hệ thống cao. Bởi vậy sinh viên cần xây dựng phương pháp học tập khoa học, hợp lý, cụ thể một số bí quyết để sinh viên Y năm nhất học tốt như:
Các môn học năm nhất ngành Y có khối lượng kiến thức lớn nên sinh viên cần xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng, phân chia thời gian phù hợp. Tốt nhất nên sử dụng cuốn sổ tay hoặc ứng dụng trên điện thoại nhằm quản lý tốt thời gian học tập.
Phân chia thời gian ôn tập phù hợp bằng cách sau mỗi buổi học, hãy dành ít nhất 30 phút đến 1 giờ để ôn lại bài học và ghi chú lại những điểm quan trọng. Không nên để kiến thức dồn lại vào cuối kỳ.
Sinh viên nên chủ động ghi chép và tích cực học tập để nhớ lâu và dễ dàng khi ôn tập. Đặc biệt ghi chú lại các khái niệm quan trọng, hình ảnh, sơ đồ và các mô tả cụ thể trong mỗi bài giảng.
Sử dụng sơ đồ tư duy đối với các môn học như giải phẫu học hay sinh lý học để giúp liên kết các thông tin và hình dung rõ hơn về mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể hoặc các quá trình sinh lý.
Học nhóm là một cách hiệu quả để trao đổi kiến thức và giải quyết các vấn đề khó khăn. Sinh viên có thể cùng nhau thảo luận và những vấn đề chưa hiểu, bên cạnh đó giải quyết các câu hỏi, học cách truyền đạt kiến thức cho nhau.
Để việc học nhóm hiệu quả, sinh viên nên chia thành từng nhóm nhỏ từ 3 – 5 người, không nên học đông người vì sẽ gây mất thời gian.
Sau mỗi buổi học sinh viên nên dành thời gian để ôn lại bài ngay lập tức để tránh tình trạng quên bài. Nên ôn tập kiến thức theo chu kỳ: 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng để nhớ lâu kiến thức. Làm bài tập thực hành đối với các môn như giải phẫu học, sinh lý học để củng cố kiến thức.
Các môn học trong ngành Y đòi hỏi không chỉ kiến thức lý thuyết mà còn phải biết cách thực hành thường xuyên. Do đó sinh viên hãy tham gia vào các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm hoặc những bài thực hành mô phỏng nhằm hiểu sâu hơn về lý thuyết, ứng dụng vào thực tế.
Đặc biệt trong môn giải phẫu học, việc chú ý đến các chi tiết nhỏ như tên gọi các bộ phận, hình dáng, vị trí của các cơ quan là rất quan trọng. Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào, vì mỗi chi tiết nhỏ có thể ảnh hưởng đến việc hiểu và áp dụng kiến thức sau này.
Với những thông tin chia sẻ ở trên của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chắc hẳn bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Sinh viên Y năm nhất học gì? Từ đó thí sinh có niềm đam mê với ngành Y sẽ chủ động hơn trong việc học tập, xây dựng kế hoạch theo đuổi ngành Y.