fbpx

Sinh viên Y có nên đi làm thêm? Công việc nào phù hợp?

12/05/2025

Người đăng : Trần Mai

Sinh viên Y có nên đi làm thêm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều các bạn trẻ đang và sẽ theo học ngành Y. Để có nhiều thông tin giải đáp hữu ích, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Sinh viên Y có nên đi làm thêm không

Sinh viên Y có nên đi làm thêm không? Lợi thế khi đi làm thêm là gì?

Sinh viên Y có nên đi làm thêm không?

Sinh viên Y có nên đi làm thêm không? Câu trả lời là CÓ NÊN. Nếu sinh viên có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn và biết cách quản lý thời gian thì việc đi làm thêm là hoàn toàn phù hợp.

Lợi thế khi sinh viên ngành Y đi làm thêm

Mặc dù vậy sinh viên cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro, vì đặc thù ngành học này rất áp lực và đòi hỏi nhiều thời gian cho việc học lý thuyết và thực hành. Dưới đây là một số ưu điểm sinh viên ngành Y lựa chọn đi làm thêm:

  • Tích lũy kinh nghiệm thực tế sớm

Trong quá trình làm thêm các công việc liên quan đến ngành Y như tại nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình làm việc hay khi tiếp xúc với người bệnh có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đặc biệt còn giúp tích lũy kinh nghiệm ngành nghề, kỹ năng chuyên môn.

  • Rèn kỹ năng mềm cần thiết trong ngành Y

Có rất nhiều kỹ năng mềm mà sinh viên ngành Y trong quá trình làm thêm sẽ rèn luyện và trau dồi tốt như:

– Giao tiếp với bệnh nhân, bác sĩ, đồng nghiệp;

– Biết cách quản lý thời gian;

– Có kỹ năng làm việc nhóm;

– Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, giữ bình tĩnh.

  • Tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường

Do đặc thù của ngành Y liên quan đến sức khỏe của mọi người nên khi có kinh nghiệm làm việc sớm sẽ là điểm cộng lớn khi xin việc. Một số nơi sinh viên đã từng làm thêm có thể tuyển thẳng hoặc giới thiệu bạn vào hệ thống của họ sau khi tốt nghiệp.

  • Tự lập về mặt tài chính

Sinh viên ngành Y đi làm thêm sẽ có một nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống hoặc chi trả học phí, sinh hoạt.

sinh viên y nên làm thêm việc gì

Nhiều sinh viên ngành Y lựa chọn làm thêm để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm

Công việc làm thêm phù hợp nhất với sinh viên Y

Làm thêm là việc đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên ngành Y tuy nhiên cần cân nhắc và lựa chọn công việc phù hợp để giúp ích cho quá trình học tập, tích lũy được nhiều tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, đặc biệt đáp ứng yêu cầu công việc sau này.

Một số những công việc làm thêm được nhiều sinh viên ngành Y lựa chọn như:

Gia sư các môn về Khoa học tự nhiên như Sinh học, Hóa học, Toán

Công việc này được nhiều sinh viên ngành Y lựa chọn bởi không chỉ giúp kiếm thêm tiền mà còn là cách để củng cố kiến thức nền tảng. Với những kiến thức đã học các môn này, sinh viên ngành Y có thể nhận dạy kèm cho học sinh cấp 2, cấp 3.

Cộng tác viên bán thiết bị y tế

Đây là công việc làm cộng tác viên cho những công ty chuyên bán về thiết bị Y tế hoặc dược phẩm, sinh viên có thể làm part time hoặc làm online tại nhà. Công việc này có sự liên quan mật thiết đến ngành nghề, đồng thời trang bị thêm nhiều kiến thức về sản phẩm Y tế, mở rộng các mối quan hệ trong ngành.

Viết bài cho các trang web về y khoa

Với kiến thức y khoa đã trang bị được trong quá trình học tập nên sinh viên ngành Y hoàn toàn có thể viết bài cho những trang web về lĩnh vực Y tế hay các tạp chí chuyên ngành. Công việc sẽ giúp nâng cao kỹ năng viết, trang bị thêm các hiểu biết chuyên môn và giúp sinh viên kiếm được tiền.

Thực tập tại phòng khám hoặc bệnh viện

Trên thực tế hiện nay có một số bệnh viện, phòng khám tuyển dụng đối tượng đang là sinh viên ngành Y thực tập hoặc làm việc bán thời gian. Đây sẽ là cơ hội để sinh viên Đại học, Cao đẳng Y Dược học tập thực tế, đồng thời rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm.

Cộng tác viên cho các cửa hàng Dược phẩm

Tại nhiều cửa hàng Dược phẩm có tuyển sinh viên ngành Y nhằm hỗ trợ hoạt động bán hàng, tư vấn sản phẩm, kiểm tra đơn hàng. Các công việc này sẽ liên quan trực tiếp đến ngành Y mà ít áp lực, căng thẳng.

Bán hàng online hoặc kinh doanh dược mỹ phẩm

Đối với những sinh viên có kỹ năng kinh doanh nên lựa chọn công việc làm thêm bán dược mỹ phẩm hay những sản phẩm chăm sóc sức khỏe online. Công việc này giúp phát triển kỹ năng kinh doanh và kiếm thêm thu nhập.

Trở thành hướng dẫn viên, tình nguyện viên cho các chương trình hội thảo về ngành Y

Đối với những sinh viên có cơ hội tham gia vào các hội thảo hay khóa học Y học nên xin làm hướng dẫn viên hoặc trợ lý cho các chương trình. Công việc này sẽ giúp sinh viên kiếm tiền và học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên môn, đặc biệt kết nối với các chuyên gia trong ngành.

Sinh viên ngành Y đi làm thêm nên lựa chọn công việc hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập

Sinh viên ngành Y đi làm thêm nên lựa chọn công việc hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập

Cách để sinh viên ngành Y đi làm thêm không ảnh hưởng đến việc học tập

Để việc đi làm thêm không ảnh hưởng đến quá trình học tập ngành Y, sinh viên cần có kế hoạch học tập, làm việc khoa học, rõ ràng. Dưới đây là một số cách giúp cho sinh viên ngành Y đi làm thêm ít gây ảnh hưởng đến việc học tập như:

Chọn công việc linh hoạt, ưu tiên việc làm theo ca

  • Sinh viên ngành Y nên lựa chọn việc làm có thể đăng ký theo ca, làm vào buổi tối hoặc cuối tuần;
  • Nên tránh những công việc cần phải làm cố định cả ngày hoặc vào những khung giờ trùng với lịch học tại trường.

Ưu tiên làm các công việc liên quan đến chuyên ngành Y

  • Sinh viên nên lựa chọn công việc làm tại phòng khám, nhà thuốc hay các công việc hỗ trợ Điều dưỡng, trở thành trợ lý xét nghiệm… Điều này vừa giúp củng cố kiến thức chuyên môn và đem lại thu nhập.

Lập thời khóa biểu rõ ràng

  • Xây dựng kế hoạch về thời gian học, đi làm và nghỉ ngơi;
  • Mỗi ngày dành ít nhất từ 2 – 3 tiếng cho việc ôn bài, làm bài tập hoặc học lý thuyết sau buổi học.

Không nhận việc quá sức

  • Nên nhận việc với số giờ phù hợp trong 1 ngày, 1 tuần… Ví dụ nên học không quá 20 giờ/ tuần để hạn chế việc ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa;
  • Việc học tập tốt luôn là ưu tiên quan trọng nhất và mục đích chính của việc đi làm thêm là để kết quả học tập tốt hơn.

Tận dụng thời gian rảnh hợp lý

  • Lên kế hoạch học tập vào buổi sáng sớm hoặc khi có thời gian trống giữa các ca học và công việc làm thêm sẽ diễn ra vào những giờ không có tiết học chính khóa.

Việc làm thêm cho sinh viên Y là cách để kiếm thêm thu nhập, đồng thời là cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. Hy vọng với thông tin ở trên bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc Sinh viên Y có nên đi làm thêm không? Từ đó sẽ đưa ra quyết định phù hợp với bản thân và việc học tập.

Bình Luận
Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Ngành Y Dược có khắt khe hơn các ngành khác không? Ngành Y Dược có khắt khe hơn các ngành khác không? Vậy ngành Y Dược có khắt khe hơn các ngành khác không? Để có thông tin tìm hiểu chi tiết, bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Sinh viên Y năm 3 học gì? Có đi thực tập không? Sinh viên Y năm 3 học gì? Có đi thực tập không? Sinh viên Y năm 3 học gì? Đối với sinh viên ngành Y, năm 3 là thời gian quan trọng để sinh viên bắt đầu tiếp cận thực tế, học cách chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Sinh viên Y năm nhất học gì? Bí quyết giúp sinh viên học tốt Sinh viên Y năm nhất học gì? Bí quyết giúp sinh viên học tốt Sinh viên Y năm nhất học gì? Có bí quyết nào để sinh viên học tốt ngành Y? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích. Sinh viên Y năm 2 học gì? Chia sẻ cách học tập tốt ngành Y Sinh viên Y năm 2 học gì? Chia sẻ cách học tập tốt ngành Y Sinh viên Y năm 2 học gì trong chương trình đào tạo? Thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến ngành Y, để từ đó xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì? Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì? Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ khi chọn ngành học là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết. Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Mức hưởng phụ cấp theo nghề ngành Y tế như thế nào? Cách tính ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi cụ thể phụ cấp ưu đãi nghề Y tế trong nội dung bài viết dưới đây. Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành y tế là gì? Cách tính phụ cấp độc hại ngành Y tế như thế nào? Để hiểu chi tiết các quy định về mức phụ cấp này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Phụ cấp trực ngành Y tế là khoản tiền được chi trả thêm cho cán bộ, nhân viên Y tế khi tham gia trực ngoài giờ hành chính. Mức phụ cấp trực được hưởng sẽ tùy với từng trường hợp cụ thể. Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí ở bài viết dưới đây.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát