fbpx

Tổng hợp các quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất 2025

08/02/2025

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế bao gồm những quy định về nguyên tắc, chuẩn mực để đảm bảo thái độ, hành vi, cách thức làm việc của các nhân viên Y tế khi làm việc với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về những quy tắc ứng xử này bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây.

quy tắc ứng xử trong ngành y tế mới nhất

Tổng hợp các quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất 2025

Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế là gì?

Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế là các nguyên tắc, hành vi để các nhân viên Y tế tuân thủ trong suốt quá trình làm việc. Mục tiêu của các quy tắc sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng người bệnh, đồng nghiệp, bên cạnh đó giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài liên quan đến việc chăm sóc, điều trị của người bệnh những nguyên tắc ứng xử sẽ bao gồm cả việc bảo mật thông tin cá nhân, giao tiếp lịch sự, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong các công việc. Chính việc các nhân viên Y tế tuân thủ quy tắc ứng xử sẽ nâng cao được chất lượng chăm sóc người bệnh, đồng thời còn giúp duy trì sự tin tưởng của xã hội vào ngành Y.

Các quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất

Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân. Các quy tắc ứng xử được chia thành những nhóm sau:

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức Y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao

Tại Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

Việc cần làm:

  • Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức;
  • Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ theo đúng quy chế, nội quy của ngành, đơn vị công tác;
  • Tích cực học tập để trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng;
  • Nghiêm chỉnh chấp hành những nhiệm vụ, công việc được giao;
  • Đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ trong mọi hoạt động;
  • Giữ danh dự và uy tín cho lãnh đạo, đồng nghiệp;
  • Đeo thẻ, phù hiệu (nếu có), mặc trang phục theo đúng quy định;

Việc không được làm:

  • Trốn tránh, thoái thác công việc hay các nhiệm vụ được giao phó;
  • Giải quyết công việc cá nhân bằng cách lạm dụng danh tiếng, quyền hạn của bản thân hoặc đơn vị công tác;
  • Phân biệt đối xử vùng miền, dân tộc, giới tính hay các thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng.

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức Y tế đối với đồng nghiệp

Tại Điều 4 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về các quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Y tế đối với đồng nghiệp:

Việc cần làm:

  • Luôn đoàn kết, có tinh thần chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc;
  • Tự phê bình, kiểm điểm, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;
  • Suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn lắng nghe, tôn trọng, phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau;
  • Phát hiện những cán bộ không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cần phản ánh đến cấp có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.

Việc không được làm:

  • Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm và khuyết điểm của bản thân cho đồng nghiệp;
  • Chia rẽ nội bộ, lập bè phái.

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức Y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

Theo Điều 5 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định chi tiết về các quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân:

Việc cần làm:

  • Có thái độ lịch sự, hòa nhã khi giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin và truyền thông;
  • Bảo đảm thông tin trao đổi đúng với nội dung công việc cơ quan, tổ chức, công dân cần hướng dẫn;
  • Giải quyết công việc kịp thời, đúng quy định của pháp luật;
  • Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo vệ thông tin cá nhân của người bệnh.

Việc không làm:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây khó khăn, trì hoãn cho các cá nhân hay tổ chức;
  • Cố tình kéo dài thời gian thi hành công vụ;
  • Tiết lộ thông tin cá nhân của người bệnh khi chưa có sự đồng ý của họ.

Quy tắc ứng xử công chức, viên chức Y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Việc cần làm:

  • Hướng dẫn những thủ tục cần thiết cho người bệnh với thái độ tận tình và niềm nở;
  • Thực hiện sắp xếp thứ tự và phân loại bệnh nhân theo đúng quy định của đơn vị;
  • Có thái độ tôn trọng người bệnh, bên cạnh đó cần thông báo cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp về tình hình sức khỏe của người bệnh;
  • Tiến hành chỉ định những xét nghiệm, khám, kê đơn theo đúng tình trạng của người bệnh;
  • Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc đúng, lịch tái khám;
  • Chủ động hỗ trợ người bệnh có chỉ định nhập viện để họ hoàn thiện thủ tục nhập viện nhanh chóng.

Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:

  • Cần trực tiếp hướng dẫn những quy định của đơn vị và chủ động đón tiếp, bố trí giường bệnh cho người bệnh;
  • Thực hiện thăm khám thường xuyên, đồng thời phát hiện ra những bất thường của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người bệnh;
  • Hướng dẫn người bệnh thực hiện chăm sóc sức khỏe và chế độ điều trị đúng cách;
  • Kịp thời có mặt khi người bệnh cần giải quyết những yêu cầu về chuyên môn;
  • Thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người thân trong gia đình họ khi được chỉ định phẫu thuật hoặc tạm dừng phẫu thuật.

Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:

  • Dặn dò chi tiết khi bệnh nhân ra viện, đối với người bệnh chuyển tuyến cần giải thích cho họ hiểu rõ lý do;
  • Công khai, giải thích chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán các dịch vụ Y tế mà người bệnh cần phải thanh toán;
  • Hỗ trợ người bệnh các thủ tục ra viện hoặc chuyển tuyến nhanh chóng;
  • Tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản ánh của người bệnh hoặc những đại diện hợp pháp của người bệnh khi họ ra viện, chuyển tuyến.

Những việc không được làm:

  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng không tuân thủ theo đúng quy chế chuyên môn;
  • Quá trình khám bệnh, chữa bệnh thu lợi cho cá nhân;
  • Gây khó khăn, áp lực cho người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân.
quy tắc ứng xử ngành y tế

Có nhiều các quy tắc ứng xử trong ngành Y tế

    Tầm quan trọng của quy tắc ứng xử trong ngành Y tế

    Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng hiện nay như đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên Y tế. Một số những lý do để thấy được tầm quan trọng của quy tắc ứng xử trong ngành Y tế như:

    Đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của bệnh nhân

    Các quy tắc ứng xử sẽ giúp cho nhân viên Y tế hiểu rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tốt quyền lợi của người bệnh. Bên cạnh đó cung cấp thông tin chính xác, chi tiết về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị hiệu quả để từ đó người bệnh có quyết định đúng đắn, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    Một trong những nguyên tắc quan trọng trong ngành Y tế là bảo mật thông tin cá nhân, hồ sơ bệnh án của người bệnh, điều này mang lại cho người bệnh cảm giác an tâm, có niềm tin vào sự chăm sóc của nhân viên Y tế.

    Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng giữa bệnh nhân và nhân viên Y tế

    Việc thực hiện các quy tắc ứng xử sẽ tạo ra môi trường làm việc tôn trọng, hợp tác và sự đồng cảm giữa nhân viên Y tế và người bệnh. Chính cách hành xử chuyên nghiệp và thể hiện thái độ tôn trọng của nhân viên Y tế, người bệnh sẽ cảm thấy bản thân được đối xử công bằng và tôn trọng.

    Ngoài ra điều này còn giúp cho người bệnh thoải mái, thúc đẩy hiệu quả điều trị bởi phần lớn người bệnh sẽ có xu hướng tuân thủ theo hướng dẫn từ Bác sĩ chuyên khoa nếu cảm nhận được sự chăm sóc, quan tâm từ đội ngũ Y Bác sĩ.

    Cải thiện chất lượng dịch vụ Y tế

    Những quy tắc ứng xử Y tế có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa những đồng nghiệp trong ngành, bên cạnh đó tạo ra môi trường làm việc tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế.

    Nhờ vào những quy tắc về hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc sẽ nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu sai sót, điều này sẽ cải thiện chất lượng khám chữa bệnh.

    Duy trì đạo đức nghề nghiệp và lòng tin cộng đồng

    Lĩnh vực Y tế khá đặc biệt, nơi đây niềm tin của bệnh nhân vào những nhân viên Y tế là điều vô cùng quan trọng. Chính những ứng xử trong ngành Y tế sẽ giúp duy trì đạo đức nghề nghiệp, hạn chế những hành vi sai trái, hối lộ, lạm dụng quyền chức gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

    Bởi lẽ đó việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh, đồng thời giữ vững uy tín, danh tiếng của ngành Y tế, tạo ra sự tin tưởng lâu dài từ xã hội.

    Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hòa nhã và hiệu quả

    Một môi trường làm việc lành mạnh sẽ được tạo ra khi nhân viên Y tế thực hiện đúng theo các quy tắc ứng xử và với môi trường làm việc tôn trọng, không có sự phân biệt và mọi người đều làm việc vì mục tiêu chung là bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân.

    Chính những quy tắc ứng xử này sẽ giảm thiểu được xung đột trong công việc, tạo ra không gian hợp tác, phát triển, đặc biệt nâng cao được hiệu quả công việc, chất lượng điều trị cho người bệnh.

    Với những thông tin ở trên được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, hy vọng sẽ bạn đọc hiểu rõ về quy tắc ứng xử trong ngành Y tế mới nhất 2025. 

    Bình Luận

    Chia sẻ
    tin cùng chuyên mục
    Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Mức hưởng phụ cấp theo nghề ngành Y tế như thế nào? Cách tính ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi cụ thể phụ cấp ưu đãi nghề Y tế trong nội dung bài viết dưới đây. Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành y tế là gì? Cách tính phụ cấp độc hại ngành Y tế như thế nào? Để hiểu chi tiết các quy định về mức phụ cấp này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Phụ cấp trực ngành Y tế là khoản tiền được chi trả thêm cho cán bộ, nhân viên Y tế khi tham gia trực ngoài giờ hành chính. Mức phụ cấp trực được hưởng sẽ tùy với từng trường hợp cụ thể. Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí ở bài viết dưới đây. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Có nhiều bạn trẻ mơ ước trở thành một Y sĩ Đa khoa để tham gia vào công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa học mấy năm? Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa, các công việc sau khi tốt nghiệp, cơ hội học Liên thông? Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Cả Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều là những ngành nghề rất quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng? Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ Đa khoa là gì? Y sĩ Đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Có nên theo học ngành này không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhé. Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Những bài hát về ngành Y sẽ mang đến thông điệp về lòng nhân ái, sự hy sinh của người làm việc trong lĩnh vực Y tế.

    Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát