22/04/2025
Người đăng : Trần MaiLĩnh vực Y tế có vai trò vô cùng quan trọng, bởi nhóm ngành nghề này giúp đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Để làm được điều này ngoài thời gian làm việc các cán bộ, nhân viên ngành Y tế còn phải tham gia trực. Vậy Phụ cấp trực ngành Y tế như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Theo quy định tại những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực sẽ bao gồm: Trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần, cụ thể như sau:
Mặc dù vậy Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh sẽ căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, căn cứ vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để từ đó đưa ra quyết định số nhân lực trong phiên trực với số lượng phù hợp. Trường hợp quá tải bệnh nhân, đơn vị Y tế được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tuyệt đối không được vượt quả tỷ lệ quá tải của đơn vị.
Ngoài ra trong trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó sẽ được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để nhằm mục đích vừa tham gia công tác chống dịch vừa đáp ứng được công tác khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở.
Phụ câp trục ngành Y tế hiện nay
Phụ cấp trực ngành Y tế là khoản tiền được chi trả thêm cho cán bộ, nhân viên Y tế khi tham gia trực ngoài giờ hành chính. Tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg có quy định mức phụ cấp trực của Bác sĩ, nhân viên Y tế với từng trường hợp cụ thể:
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
– Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
– Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Bên cạnh đó đội ngũ bác sĩ, nhân viên Y tế được hưởng thêm các chế độ như sau:
+ Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
+ Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
Người làm việc vào ca đêm sẽ được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động. Đối với các bệnh viện, cơ sở Y tế tư nhân có thể tuân theo quy định về mức phụ cấp trực cho cán bộ Y tế giống với quy định của nhà nước hoặc có thể cao hơn.
Mức phụ cấp trực hiện nay đang ở mức thấp nên Bộ Y tế đề xuất tăng để đảm bảo thu nhập cho đội ngũ Y tế
Hiện nay Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong những cơ sở Y tế công lập, chế độ phụ cấp chống dịch; Chế độ hỗ trợ nhân viên y tế thôn, tổ dân phố và cô đỡ thôn, bản.
Theo Bộ Y tế các mức phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch và mức hỗ trợ tiền ăn đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập được áp dụng theo quy định từ năm 2011 so với tình hình thực tế hiện nay là quá thấp và không còn phù hợp đời sống.
Do đó việc điều chỉnh nâng mức phụ cấp đặc thù để giúp đảm bảo phù hợp mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024 là hoàn toàn phù hợp với thực tế và đảm bảo được đời sống, tiền công cho cán bộ, công nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Y tế đề xuất mức phụ cấp trực, cụ thể như:
Quyết định 73/2011 (Quy định hiện hành) | Dự thảo nghị định Bộ Y tế đề xuất |
115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt | 325.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt; Viện Pháp y tâm thần trung ương, Viện Pháp Y tâm thần trung ương Biên Hòa |
90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II | 255.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II; Viện Pháp y quốc gia; Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực; Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực điều phối lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản mô, bộ phận cơ thể người) |
65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương | 185.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương; Trung tâm Pháp y cấp tỉnh; Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (đối với trực tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người) |
25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y | 75.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y; bệnh xá quân dân y |
Hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực | Hỗ trợ tiền ăn là 45.000 đồng/người/phiên trực |
Trong đó dự thảo nghị định, phụ cấp trực mới bổ sung sẽ áp dụng cho đối tượng là viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động làm việc ở những cơ sở cấp cứu ngoại viện, tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp Y và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Các thông tin ở trên được tổng hợp bởi Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích hiểu rõ hơn về phụ cấp trực ngành Y tế mà bản thân sẽ nhận được khi làm việc trong ngành.