29/10/2024
Người đăng : NhâmPTPhỏng vấn xin việc ở bệnh viện là quy trình bắt buộc của sinh viên ngành Dược sau khi tốt nghiệp. Để giảm bớt áp lực và bối rối khi tham gia ứng tuyển, các em hãy tham khảo ngay những câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ bệnh viện thường gặp nhất dưới đây và tìm phương án trả lời hợp lý.
Theo ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, một trong những giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tìm việc là phỏng vấn đặc biệt là ngành Dược. Ngành Dược với kiến thức và chuyên môn khó nên đòi hỏi những ai đang tìm kiếm công việc liên quan phải có kiến thức vững vàng, thực sự yêu nghề và ham tìm tòi, khám phá.
Ngành Dược khác so với ngành Y vì không chỉ tập trung vào chuyên môn với các loại thuốc mà cần có chuyên môn và kỹ năng của người bán thuốc.
Đặc trưng cơ bản của nhà tuyển dụng ngành Dươc sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan tới kỹ năng kinh doanh, bán thuốc. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá trình độ, kỹ năng ứng viên mà còn cả về đặc điểm tính cách phù hợp với công việc Dược sĩ nhiều áp lực, căng thẳng. Ứng viên Dược sĩ cần chuẩn bị kỹ các câu trả lời sao cho phù hợp với năng lực và kiến thức của bản thân.
Đối với yêu cầu trình độ chuyên môn cao như Dược sĩ, nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đến bằng cấp và kinh nghiệm làm việc. Ứng viên nên chú ý trong giao tiếp để thể hiện sự chuyên nghiệp, tận tâm và khả năng tập trung tốt.
Vai trò của Dược sĩ trong bệnh viện bao gồm các nhiệm vụ sau:
Hầu hết mọi lĩnh vực đều bắt đầu buổi phỏng vấn với câu hỏi giới thiệu bản thân. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, ứng viên nên trả lời một cách khái quát như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai… tuy nhiên cũng không nên nói quá 2 phút.
Nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị thêm một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh để ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy nêu ra một vài ví dụ về thế mạnh của bản thân để nhà tuyển dụng biết được điểm mạnh của bạn có phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển.
Bạn hãy nói ra công việc trước đây bạn từng làm trong ngành Dược đồng thời nói rõ nơi làm việc, thực tập. Nếu là người chưa có kinh nghiệm bạn có thể nêu những điểm nổi bật của bản thân mà bạn có thể hỗ trợ trong ngành Dược.
Không nên quá phô trương và tỏ thái độ cao ngạo về điểm mạnh của bản thân. Tuy nhiên bạn cũng không nên nêu quá nhiều điểm yếu vì có thể ảnh hưởng lớn đến công việc.
Bạn cần khẳng định mong muốn gắn bó với nơi xin việc lâu dài, làm việc hết mình để cống hiến cho đơn vị. Định hướng tương lai trong ngành Dược có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu cá nhân và lĩnh vực chuyên môn mà bạn muốn theo đuổi.
Cần trình bày được một số định hướng cá nhân khi làm việc tại đơn vị như phát triển kỹ năng chuyên môn, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và lập kế hoạch để đạt được chúng. Kết nối với các chuyên gia trong ngành, mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần thể hiện được kinh nghiệm và kỹ năng của mình trong công việc. Nêu được điểm mạnh của bản thân để nhà tuyển dụng biết được rằng đó chính là các tố chất của bạn và nó phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Với câu hỏi này ứng viên cần trình bày được sự khác biệt so với những ứng viên khác, gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Bạn hãy cố gắng thể hiện được những điểm mạnh giúp bạn tạo được dấu ấn riêng, nếu đã từng có kinh nghiệm làm việc rồi hãy thể hiện được điều đó vì đây chính là lợi thế dành cho bạn.
Bạn hãy bình tĩnh và nêu các quy trình cơ bản về bán hàng mà bạn có, đầu tiên cần tìm hiểu để nắm rõ thành phần, công dụng, điểm mạnh và tác dụng phụ của sản phẩm. Trong quá trình bán thuốc, dựa vào nhu cầu của khách hàng để giới thiệu sản phẩm một cách phù hợp.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ bệnh viện và gợi ý các câu trả lời phỏng vấn để chinh phục các nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc tìm hiểu trước các câu hỏi phỏng vấn xin việc ở bệnh viện, ứng viên cũng cần chuẩn bị kinh nghiệm, bằng cấp và kiến thức để chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng và thiện cảm hơn những ứng viên khác.