fbpx

Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì?

05/05/2025

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Y là một ngành cao quý có vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để theo học ngành này. Vậy những ai không nên học Y? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết.

Có nhiều nhóm người không phù hợp để theo học ngành Y

Có nhiều nhóm người không phù hợp để theo học ngành Y, thí sinh cần hiểu rõ 

Những ai không nên học Y?

Do đặc thù của ngành Y sẽ yêu cầu có sự kiên nhẫn, lòng kiên trì, sự đam mê với ngành nghề. Bởi vậy sẽ có những đối tượng không nên học ngành Y như:

Người không có đam mê với Y học

  • Ngành Y rất cần đến sự tâm huyết và đam mê ngành nghề, bởi vậy khi học tập sẽ rất vất vả, làm việc trong môi trường khối lượng công việc lớn. Trong trường hợp chỉ chọn học ngành Y vì lý do như gia đình yêu cầu, muốn kiếm nhiều tiền… Không thực sự có niềm đam mê với việc chăm sóc sức khỏe con người sẽ dễ dàng cảm thấy chán nản, mệt mỏi trong quá trình làm việc và học tập.

Không kiên nhẫn, không chịu được áp lực

  • Do Y là ngành có nhiều yêu cầu về sự kiên nhẫn từ việc học lý thuyết phức tạp, cho đến quá trình làm việc trong môi trường có áp lực cao… Bởi vậy nếu không thể chịu đựng được áp lực công việc và không có khả năng làm việc dưới môi trường căng thẳng sẽ không phù hợp để theo học ngành Y.

Không có khả năng giao tiếp tốt

  • Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người học Y sẽ cần thường xuyên giao tiếp với bệnh nhân, đồng nghiệp, người nhà bệnh nhân. Trong trường hợp không có khả năng giao tiếp tốt hay thiếu sự đồng cảm, khả năng kiên nhẫn thì người làm việc trong ngành Y sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, thực hành.

Khó thích nghi với môi trường làm việc khắc nghiệt

  • Những Bác sĩ, Y tá, nhân viên Y tế thường xuyên làm việc trong những môi trường căng thẳng, ít có thời gian nghỉ ngơi. Bởi vậy nếu không thể làm việc trong môi trường như vậy chắc chắn ngành Y không phải là sự lựa chọn phù hợp.

Không muốn làm việc lâu dài và ổn định

  • Để làm việc trong ngành Y cần có kế hoạch để phát triển liên tục và chuyên sâu. Trường hợp không có kế hoạch hoặc chưa muốn tiến xa trong sự nghiệp ngành Y thì không nên lựa chọn học Y. Vì học Y không phải là sự nghiệp ngắn hạn mà yêu cầu vừa phải học vừa phải làm việc liên tục.

Không muốn chịu trách nhiệm lớn

  • Ngành Y yêu cầu người làm việc phải luôn chịu trách nhiệm cao với công việc của mình, vì một quyết định sai lầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của bệnh nhân. Nếu bạn không thể đối diện với áp lực của việc phải đưa ra những quyết định đúng đắn dưới tình huống căng thẳng, bạn có thể cảm thấy ngột ngạt khi làm việc trong ngành này.
Để theo đuổi học tập và phát triển ngành Y sẽ là 1 hành trình dài

Để theo đuổi học tập và phát triển ngành Y sẽ là 1 hành trình dài

Theo đuổi ngành Y là hành trình dài

Để học tập và theo đuổi ngành Y, các bạn trẻ sẽ cần đầu tư cả về thời gian học tập và liên tục phát triển bản thân từ đó cống hiến cho sự nghiệp ngành Y tế. Cụ thể như:

Thời gian học tập dài và yêu cầu về kiến thức sâu rộng

  • Thời gian học: Để trở thành một nhân viên Y tế hoặc các Kỹ thuật viên, Bác sĩ sẽ cần thời gian học tập khoảng 3 năm hệ Cao đẳng, từ 4 – 5 năm hệ Đại học, bên cạnh đó còn có thời gian học thực hành, các chuyên khoa sau đó. Từ đó trang bị nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc trong những giờ thực hành dài;
  • Khối lượng kiến thức nhiều từ sinh lý học, giải phẫu học, dược lý đến những kỹ thuật điều trị, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân…

Quá trình thực hành và rèn luyện kỹ năng

  • Thực hành là một phần quan trọng trong lĩnh vực ngành Y bởi đặc thù của ngành nghề yêu cầu rất nhiều đến kỹ năng thực hành. Theo đó sinh viên trong quá trình học tập sẽ cần có giờ thực hành để học cách chăm sóc bệnh nhân để dễ dàng đối mặt với những tình huống khẩn cấp;
  • Thời gian thực hành sẽ giúp sinh viên ngành Y trải nghiệm thực tế về công việc, khả năng rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường tại bệnh viện, cơ sở Y tế dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ có kinh nghiệm.

Học hỏi suốt đời và không ngừng cập nhật kiến thức

  • Ngành Y không phải là một lĩnh vực liên tục có những sự thay đổi như không ngừng đổi mới về phương pháp điều trị, thuốc men, công nghệ Y tế… Theo đó người làm việc trong ngành Y phải luôn duy trì khả năng tự học hỏi, cập nhật những kiến thức mới;
  • Khóa học, đào tạo sau Đại học: Dù sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng hoặc Đại học ngành Y, trường hợp các bạn trẻ tiếp tục muốn học chuyên sâu vào lĩnh vực nào đó sẽ cần học thêm những khóa học, tham gia nghiên cứu và lấy chứng chỉ chuyên môn.

Đối mặt với những thử thách lớn trong nghề

  • Công việc trong ngành Y thường xuyên đối mặt áp lực từ các tình huống xảy ra bất ngờ, ca bệnh nguy kịch đến việc phải làm nhiều giờ liên tục trong ca trực… Như vậy yêu cầu người làm nghề phải có khả năng chịu được áp lực cao, đưa ra quyết định trong thời gian ngắn;
  • Làm việc trong ngành Y sẽ cảm nhận được sự trách nhiệm mỗi khi quyết định điều trị cho bệnh nhân. Có những trường hợp quyết định giữa sự sống và cái chết của con người. Bởi vậy ngành Y sẽ là thử thách vô cùng lớn yêu cầu người làm nghề cần có sự kiên định, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao.
Thí sinh là hãy suy nghĩ kỹ về bản thân, xác định rõ mình có phù hợp với ngành Y không trước khi quyết định

Thí sinh là hãy suy nghĩ kỹ về bản thân, xác định rõ mình có phù hợp với ngành Y không trước khi quyết định

Lời khuyên cho các bạn trẻ 

Có thể thấy rằng việc lựa chọn ngành Y là một quyết định quan trọng và không hề dễ dàng. Do đó các bạn trẻ nên suy nghĩ kỹ và xem xét những yếu tố của ngành Y cùng với đó xác định liệu bản thân có sẵn sàng theo đuổi hành trình này hay không. Từ đó quyết định việc học và làm. Để đưa ra quyết định trước đó các bạn trẻ cần xác định:

  • Tự đánh giá khả năng và sở thích bản thân: Nên tự hỏi bản thân xem có thực sự yêu thích ngành nghề này hay không, bản thân có đủ đam mê, kiên nhẫn để theo đuổi ngành Y trong suốt quãng đời nghề nghiệp;
  • Nên lắng nghe lời khuyên từ những người trong ngành như các bác sĩ, y tá hoặc những người đã làm trong ngành Y để có cái nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp này.
  • Cân nhắc các yếu tố khác như khả năng làm việc dưới áp lực, đam mê với công việc, chăm sóc người khác, cam kết theo đuổi nghề dài lâu…

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ từ đó giải đáp thắc mắc cho bạn đọc: “Những ai không nên học Y?”. Việc lựa chọn theo học ngành Y là một quyết định lớn, đòi hỏi sự phù hợp cả về năng lực lẫn tâm lý. Trường hợp bạn nằm trong nhóm người không phù hợp được liệt kê ở trên thì nên tìm hướng đi khác phù hợp với bản thân để phát triển thế mạnh và sự nghiệp trong tương lai.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Mức hưởng phụ cấp theo nghề ngành Y tế như thế nào? Cách tính ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi cụ thể phụ cấp ưu đãi nghề Y tế trong nội dung bài viết dưới đây. Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành y tế là gì? Cách tính phụ cấp độc hại ngành Y tế như thế nào? Để hiểu chi tiết các quy định về mức phụ cấp này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Quy định Mức phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay Phụ cấp trực ngành Y tế là khoản tiền được chi trả thêm cho cán bộ, nhân viên Y tế khi tham gia trực ngoài giờ hành chính. Mức phụ cấp trực được hưởng sẽ tùy với từng trường hợp cụ thể. Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí ở bài viết dưới đây. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Có nhiều bạn trẻ mơ ước trở thành một Y sĩ Đa khoa để tham gia vào công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa học mấy năm? Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa, các công việc sau khi tốt nghiệp, cơ hội học Liên thông? Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Cả Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều là những ngành nghề rất quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng? Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ Đa khoa là gì? Y sĩ Đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Có nên theo học ngành này không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhé. Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Những bài hát về ngành Y sẽ mang đến thông điệp về lòng nhân ái, sự hy sinh của người làm việc trong lĩnh vực Y tế.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát