Nhà Hộ sinh là gì? Điều kiện, thủ tục để thành lập

02/06/2025

Người đăng : Trần Mai

Nhà Hộ sinh là gì? Điều kiện, thủ tục để mở nhà Hộ sinh như thế nào? Để có các thông tin giải đáp hữu ích, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nhà Hộ sinh là gì?

Nhà Hộ sinh (hay còn gọi là nhà bảo sanh) là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh nở. Bên cạnh đó nhà Hộ sinh cung cấp rất nhiều các dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của phụ nữ.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, nhà Hộ sinh là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh. Theo đó nhà Hộ sinh sẽ khác với phòng khám chuyên khoa phụ sản.

nhà hộ sinh

Nhà Hộ sinh sẽ có đội ngũ Bác sĩ, Y tá, các chuyên gia Y tế nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Chức năng của nhà Hộ sinh

Theo Thông tư 41/2011/TT-BYT, một số các dịch vụ chính tại nhà hộ sinh bao gồm:

  • Những Bác sĩ, nữ Hộ sinh thực hiện công việc tư vấn, theo dõi tình trạng sức khỏe, chăm sóc trong suốt thai kỳ cho phụ nữ mang thai thai kỳ;
  • Tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh thường hoặc sinh mổ, căn cứ theo thể trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi;
  • Chăm sóc sau sinh với các công việc bao gồm việc chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh sau khi sinh; Giúp mẹ hồi phục sức khỏe; Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh; Cách cho con bú; Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trên thực tế hiện nay, nhà Hộ sinh còn cung cấp nhiều các dịch vụ khác như:

  • Sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện sớm, kịp thời các bệnh lý bẩm sinh;
  • Thực hiện tiêm phòng cho trẻ sơ sinh;
  • Tiến hành tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ và các biện pháp tránh thai sau sinh.

Lưu ý: Có một số nhà Hộ sinh sẽ là cơ sở độc lập, tuy nhiên một số khác là bộ phận thuộc bệnh viện hoặc Trung tâm Y tế. Tùy thuộc vào từng quốc gia, nhà Hộ sinh sẽ có quy mô, dịch vụ khác nhau, mặc dù vậy đều có điểm chung là cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong suốt thời kỳ mang thai, sinh nở.

Điều kiện cấp phép hoạt động đối với nhà Hộ sinh

Điều kiện về cơ sở vật chất

Quy định các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà Hộ sinh cụ thể như sau:

  • Địa điểm hoạt động cố định, bên cạnh đó cơ sở vật chất cần được xây dựng chắc chắn, có đủ ánh sáng, đặc biệt tuân thủ các yêu cầu về điều kiện vệ sinh đối với nhà Hộ sinh;
  • Các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an toàn bức xạ, nhà Hộ sinh cần đảm bảo theo đúng điều kiện đã được quy định;
  • Cần bố trí khu vực tách biệt với nơi sử dụng chất tẩy rửa, khử trùng hoặc có thể ủy quyền cho đơn vị y tế khác thực hiện vệ sinh khử trùng dụng cụ Y tế thì phải có hợp đồng hợp pháp;
  • Tất cả các phòng chức năng trong nhà Hộ sinh cần phải được thiết kế Liên thông nhằm đảm bảo sự thuận tiện khi cấp cứu, khám bệnh và điều trị bệnh;
  • Diện tích các phòng phải tương ứng và phù hợp với đặc thù của mỗi công việc trong nhà hộ sinh, cụ thể như:
    • Diện tích tối thiểu của buồng vận động trị liệu là 40m2/phòng;
    • Phòng khám thai, khám phụ khoa, phòng nằm của sản phụ, phòng kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình yêu cầu có diện tích ít nhất là 10m2/phòng;
    • Phòng sinh đẻ diện tích tối thiểu là 16m2/phòng, chú ý phải bố trí góc sơ sinh;
    • Phòng nằm sản phụ diện tích tối thiểu là 5m2/giường và có từ 3 giường bệnh trở lên.

Ngoài ra nhà Hộ sinh cần đảm bảo điều kiện được trang bị đầy đủ điện, nước và các điều kiện khác liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.

Điều kiện về trang thiết bị y tế

  • Phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ các hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đã đăng ký;
  • Phải có đầy đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà bảo sanh. Nếu không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà bảo sanh thì phải có hợp đồng dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh với cơ sở khám, chữa bệnh;
  • Phải có đầy đủ thuốc chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc.

Điều kiện nhà Hộ sinh về nhân sự

Yêu cầu mỗi cá nhân làm việc trực tiếp tại nhà Hộ sinh đều cần có chứng chỉ hành nghề theo đúng chuyên môn và được phân công nhiệm vụ phù hợp với đúng phạm vi quy định trong chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn Kỹ thuật của nhà Hộ sinh sẽ cần đảm bảo những điều kiện bao gồm:

  • Là Bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa hoặc là hộ sinh tối thiểu là có bằng Đại học kèm theo chứng chỉ hành nghề;
  • Cần có thời gian làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh về sản phụ khoa:
    • Thời gian từ ngày được cấp chứng chỉ hành nghề ít nhất 36 tháng;
    • Ít nhất 54 tháng trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó nhà Hộ sinh cần phải có văn bản phân công, bổ nhiệm nhân sự và chịu trách nhiệm chuyên môn Kỹ thuật của nhà Hộ sinh.

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2024, điều kiện hoạt động của nhà Hộ sinh được áp dụng tương tự với điều kiện kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh.

Việc thành lập nhà Hộ sinh cần tuân thủ một số thủ tục pháp lý và quy định về Y tế

Việc thành lập nhà Hộ sinh cần tuân thủ một số thủ tục pháp lý và quy định về Y tế

Thủ tục và trình tự chi tiết thành lập nhà Hộ sinh

Thủ tục để thành lập nhà Hộ sinh

Một số thủ tục cần chuẩn bị để thành lập nhà Hộ sinh bao gồm:

– Chuẩn bị hồ sơ thủ tục thành lập nhà hộ sinh

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);
  • Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu);
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu);

– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn của nhà Hộ sinh;

– Một số văn bản khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Quy trình thành lập nhà Hộ sinh

Bước 1: Mỗi cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như hướng dẫn ở trên, tiếp đến nộp cho cơ quan có thẩm quyền;

Bước 2: Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và gửi lại Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định hiện hành;

Bước 3: Kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian 90 ngày cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ.

Đối với những hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động cho nhà hộ sinh.

Đối với hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì.

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy phép hoạt động nhà Hộ sinh thì phải có văn bản và nêu rõ lý do không đồng ý cấp.

Hy vọng với những tổng hợp của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về Quy trình, thủ tục thành lập nhà Hộ sinh. Hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này để tham khảo các bài viết khác.

Bình Luận
Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Các trường đào tạo ngành Y đa khoa và tiêu chí lựa chọn Các trường đào tạo ngành Y đa khoa và tiêu chí lựa chọn Có những trường nào đào tạo ngành Y đa khoa? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu các trường đào tạo ngành Y đa khoa hiện nay và các tiêu chí chọn trường trong bài viết dưới đây. Điều dưỡng nha khoa lương bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng Điều dưỡng nha khoa lương bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng Điều dưỡng nha khoa có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Bác sĩ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện. Với khối lượng công việc lớn thì mức lương Điều dưỡng nha khoa là bao nhiêu? Ngành Điều dưỡng nha khoa học mấy năm? Mục tiêu đào tạo Ngành Điều dưỡng nha khoa học mấy năm? Mục tiêu đào tạo Thời gian gần đây ngành Điều dưỡng nha khoa nhận được sự quan tâm của nhiều các bạn trẻ. Vậy Điều dưỡng nha khoa học mấy năm? #1 Top các trường đào tạo Điều dưỡng nha khoa uy tín nhất #1 Top các trường đào tạo Điều dưỡng nha khoa uy tín nhất Điều dưỡng nha khoa là công việc hỗ trợ cho Bác sĩ trong quá trình thăm khám, hướng dẫn điều trị cho người mắc bệnh lý về răng miệng. Vậy các trường đào tạo Điều dưỡng nha khoa hiện nay có những trường nào? Điều dưỡng nha khoa là gì? Chi tiết công việc Điều dưỡng nha khoa là gì? Chi tiết công việc Với nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc răng miệng tại các phòng khám và bệnh viện, ngành điều dưỡng nha khoa đang trở thành lựa chọn nghiệp hấp dẫn và giàu tiềm năng. Vậy Điều dưỡng nha khoa là gì? Ngành Y đa khoa lấy bao nhiêu điểm? Phương thức xét tuyển Ngành Y đa khoa lấy bao nhiêu điểm? Phương thức xét tuyển Ngành Y đa khoa lấy bao nhiêu điểm? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về phương thức xét tuyển và các yếu tố ảnh hưởng đến điểm chuẩn ngành Y đa khoa. Các trường xét học bạ ngành Y đa khoa | Điều kiện xét tuyển 2025 Các trường xét học bạ ngành Y đa khoa | Điều kiện xét tuyển 2025 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về hình thức xét học bạ và các trường xét học bạ ngành Y đa khoa hiện nay trên cả nước. Ngành Y là gì? Nên lựa chọn học ngành Y ở đâu? Ngành Y là gì? Nên lựa chọn học ngành Y ở đâu? Để tìm hiểu chi tiết về ngành Y là gì? Cơ hội việc làm, cơ sở đào tạo uy tín... Bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây. Ngành Y đa khoa học mấy năm? Cơ hội việc làm khi ra trường Ngành Y đa khoa học mấy năm? Cơ hội việc làm khi ra trường Ngành Y đa khoa học mấy năm khi đây được đánh giá là khó, chương trình đào tạo nặng. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát