30/10/2024
Người đăng : Trần MaiNgành Y gồm những nghề nào? Đây là thắc mắc của nhiều những thí sinh đang muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành Y. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin giải đáp chi tiết, bạn đọc hãy cùng đón đọc.
Có thể thấy rằng Y là ngành nghề có phạm vi hành nghề vô cùng rộng. Bởi vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm nhiều công việc, vị trí khác nhau như:
Bác sĩ – Y sĩ đa khoa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị và tiếp đón người bệnh, đồng thời hướng dẫn họ thực hiện theo đúng quy định tại bệnh viện, cơ sở Y tế.
Bác sĩ đa khoa hay còn gọi là Bác sĩ tổng quát thực hiện thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị với tình trạng người bệnh. Bên cạnh đó tham gia trực tiếp vào việc áp dụng những kỹ thuật điều trị bệnh mãn tính, cấp tính, các biện pháp phòng – chữa bệnh hiệu quả cho bệnh nhân.
Bác sĩ nha khoa (hay còn được gọi là nha sĩ) đây là người đảm nhiệm vai trò chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng hoặc bất cứ vấn đề nào liên quan đến nha khoa. Ngoài ra còn đưa ra lời khuyên, tư vấn Giáo dục về cách chăm sóc răng miệng đến người bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ của Bác sĩ – Y sĩ Y học Cổ là sử dụng những loại thuốc hoặc áp dụng các biện pháp sử dụng đến thuốc như dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, bấm huyệt, trị liệu… Điều này sẽ giúp điều hòa những chức năng của cơ thể khi bị rối loạn, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Bác sĩ ngoại khoa là người thực hiện ca phẫu thuật trong phòng mổ nhằm loại bỏ ổ bệnh hoặc tạo hình, ghép nối bộ phận nào đó trong cơ thể người bệnh.
Nhân viên có chức năng giám sát những vấn đề về sức khỏe cộng đồng, bên cạnh đó có thể dự báo kiểm soát và phòng ngừa những tác nhân gây truyền nhiễm dịch bệnh.
Không chỉ vậy nhân viên Y tế còn là người xây dựng kế hoạch chuyên môn trong phòng chống những loại bệnh xã hội, tuyên truyền Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khỏe của những toàn cộng đồng.
Những Kỹ thuật viên ngành Y như: Kỹ thuật viên siêu âm, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên chụp X-quang, kỹ thuật viên Y tế khẩn cấp… Tất cả sẽ thực hiện công việc khử trùng, làm sạch khu vực làm việc, lấy mẫu theo đúng quy định của cơ sở Y tế, phân tích và đưa ra kết quả để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong đó kỹ thuật viên Y tế khẩn cấp sẽ đảm nhiệm công việc chở bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp đến bệnh viện, tham gia điều trị cơ bản cho người bệnh trong quá trình đến cơ sở Y tế.
Điều dưỡng là người chăm sóc, bảo vệ, cải thiện sức khỏe cho mọi người, bên cạnh đó xoa dịu nỗi đau cho người bệnh. Những Điều dưỡng viên hỗ trợ Bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân.
Bác sĩ sản khoa hay nữ Hộ sinh có chuyên môn liên quan đến sinh nở nên họ sẽ đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh, đồng thời đảm bảo tâm lý và sự an toàn cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Khi có nền tảng kiến thức tốt và sau quãng thời gian làm việc thực tế tại cơ sở Y tế tích lũy kinh nghiệm có thể lựa chọn công việc giảng dạy tại những trường Cao đẳng Y Dược, Đại học. Công việc này sẽ đào tạo, truyền thụ kiến thức cho thế hệ sau có tài, có tâm.
Những chuyên gia nghiên cứu sẽ là người có bề dày về kinh nghiệm, chuyên môn tốt, hiểu sâu về lĩnh vực ngành Y. Từ đó đảm nhận tốt những công việc nghiên cứu, tìm ra phương pháp điều trị bệnh hoặc các loại thuốc mới trong những trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước, điều này giúp nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh.
Học ngành Y có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau, với mỗi chuyên ngành sẽ có công việc tương ứng, bởi vậy thí sinh nên tìm hiểu rõ cơ hội nghề nghiệp trước khi lựa chọn học ngành nào.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới ngành Y sẽ có tiềm năng việc làm lớn bởi ngày càng có nhiều phòng khám, trung tâm y tế, bệnh viện các tuyến, đặc biệt sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp tư nhân, trong và ngoài nước.
Hiện nay thị trường lao động đang cần đến hơn 8000 cán bộ làm công tác Y tế dự phòng, cử nhân Y tế là khoảng 4000 người. Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030, nước ta dự kiến phải bổ sung đến hơn 72.000 Bác sĩ và 304.000 Điều dưỡng.
Có thể thấy rằng các ngành nghề trong nhóm ngành Y được nhiều bạn trẻ lựa chọn như: Ngành Y đa khoa, Điều dưỡng, Dược, Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Y tế công cộng, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền… Thí sinh nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực bản thân.
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh và đào tạo các ngành: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.
Theo thống kê sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có đến trên 95% tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm ổn định, mức thu nhập cao. Theo đó, cách tốt nhất để sau khi tốt nghiệp ra trường xin được việc làm ổn định là trong thời gian học tập cần chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng mềm… Cùng với đó nên trang bị cho bản thân những tố chất phù hợp với ngành nghề.
Bài viết liên quan:
Trên đây là những chia sẻ ngành Y gồm những nghề nào? Ngành Y học nghề nào dễ tìm việc? Cùng với đó là những thông tin hữu ích về ngành để bạn đọc sau khi tìm hiểu có quyết định đúng đắn trong tương lai.