30/10/2024
Người đăng : Trần MaiNgành Y gồm những khoa nào? Nên học ngành Y ở đâu để dễ kiếm việc làm? Đây là thắc mắc của nhiều những bạn trẻ đang quan tâm và muốn theo học ngành Y. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích về ngành học này, bạn đọc hãy cùng theo dõi và đón đọc.
Y được biết đến là ngành học chuyên đào tạo ra đội ngũ các Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho người bệnh. Trong lĩnh vực ngành Y có phân chia thành nhiều khoa, nhiều ngành để dễ dàng quản lý và đào tạo kiến thức, kỹ năng đạt hiệu quả cao.
Với mỗi cơ sở Giáo dục sẽ có đào tạo và tuyển sinh những khoa khác nhau, trong đó một số ngành như:
Ở hệ Đại học sẽ đào tạo ngành Y khoa và Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng đều là ngành chuyên về bồi dưỡng ra nhân sự Y tế trên cả nước.
Ngành Y khoa sẽ tập trung vào việc nghiên cứu Khoa học, phát triển công nghệ, đồng thời ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Ngành học này chuyên về đào tạo ra những Bác sĩ, Bác sĩ nội trú, Y sĩ, Bác sĩ chuyên khoa và thực hiện công việc khám, chữa bệnh tại những cơ sở Y tế, bệnh viện, giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Y…
Ngành Răng Hàm Mặt thực hiện đào tạo ra những Bác sĩ, Các Y sĩ, Kỹ thuật phục hình Răng Hàm Mặt, Bác sĩ chuyên khoa, Tiến sĩ…
Sinh viên khi theo học ngành Răng Hàm Mặt sẽ được trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, kỹ năng chuyên môn về nha khoa. Theo đó có thể thực hiện tốt công tác tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe về thẩm mỹ nha khoa của mọi người.
Trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực Y tế, ngành Điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo, chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa tình trạng bệnh, đồng thời xoa dịu nỗi đau cho người bệnh, gia đình và xã hội.
Ngành Điều dưỡng sẽ đào tạo ra những Điều dưỡng viên, giảng viên, chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Sau thời gian làm việc sẽ có cơ hội phát triển bản thân trở thành Điều dưỡng trưởng, mở phòng khám tư nhân…
Phục hồi chức năng được biết đến là khoa chuyên về những Kỹ thuật khám chữa bệnh không sử dụng đến thuốc để giúp người bệnh phục hồi những chức năng bị suy giảm hoặc giảm thiểu đi những biến chứng nghiêm trọng của tàn tật khiếm khuyết, nâng cao tinh thần để người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống.
Tốt nghiệp cử nhân ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng sẽ có cơ hội làm việc tại các trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng, bệnh viện hay trung tâm chỉnh hình, phòng khám tư nhân, cơ sở Y tế, viện nghiên cứu về Y tế.
Dược sĩ đào tạo ra những chuyên gia điều trị bằng thuốc và các chuyên gia sức khỏe ban đầu để tối ưu hóa việc sử dụng cung cấp cho người bệnh.
Sinh viên khoa Dược sau khi được trang bị khối kiến thức khoa học cơ bản, Dược học và những kiến thức chuyên ngành có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí việc làm khác nhau: Làm việc tại khoa Dược, tại các Công ty sản xuất thuốc với các vị trí: nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, marketing, cung ứng…
Ngành Y tế công cộng trang bị cho sinh viên kiến thức về Khoa học cơ bản, khoa học xã hội, Y tế công cộng… Có sức khỏe, Y đức phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những cơ sở Y tế, Bộ Y tế, cơ sở đào tạo, tổ quốc quốc tế phi chính phủ hoặc những đơn vị quản lý sức khỏe của các doanh nghiệp, cơ quan.
Sinh viên ngành Y học cổ truyền sẽ được học tập những kiến thức kỹ năng khám chữa bệnh, việc bốc thuốc, những phương pháp điều trị phổ biến của Y học cổ truyền là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… Từ đó sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc của Y sĩ, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa tại những phòng khám, nhà thuốc Đông Y, bệnh viện tuyến cơ sở, tuyến Trung ương hoặc giảng dạy, nghiên cứu sinh tại các cơ sở Giáo dục.
Trên đây một số khoa thuộc ngành Y được đào tạo nhiều tại trường Cao đẳng, Đại học, từ đó có thể thấy rằng ngành Y có phạm vi rộng lớn và thí sinh cần tìm hiểu rõ và lựa chọn được hướng đi đúng đắn trong tương lai.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao nên sẽ cần đến đội ngũ Y sĩ, Bác sĩ. Bởi vậy sinh viên cần học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ khi đi học.
Việc lựa chọn môi trường đào tạo sẽ có vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức và cơ hội tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Khi tìm hiểu về cơ sở đào tạo, cần chú ý đến những tiêu chí như: Chương trình đào tạo, yếu tố về môi trường, phương pháp đào tạo, chương trình học tập, liên kết với bệnh viện và các doanh nghiệp…
Trên thực tế hiện nay có những cơ sở Giáo dục đào tạo ngành Y nổi tiếng về chương trình đào tạo như: Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur…
Đối với hệ Đại học ngành Y sinh viên sẽ được đào tạo trong thời gian từ 5 – 6 năm, những kiến thức mang tính hàn lâm trước khi học thực hành.
Khác với hệ Đại học, các trường Cao đẳng Y Dược có thời gian đào tạo ngắn hơn từ 2 – 3 năm. Cùng với đó chương trình bám sát thực tiễn, điều này giúp nắm chắc kiến thức và rèn luyện tay nghề. Ngay sau khi kết thúc chương trình học sinh viên có thể đi làm trực tiếp tại các cơ sở Y tế hoặc tiếp tục học lên Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Bài viết liên quan:
Trên đây là những chia sẻ ngành Y gồm những khoa nào? Cùng với đó là những thông tin hữu ích về ngành để bạn đọc sau khi tìm hiểu có quyết định đúng đắn trong tương lai.