fbpx

Những kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân ở nhà thuốc

10/07/2024

Người đăng : NhâmPT

Chia sẻ

Đối với người Dược sĩ kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong cả việc học lẫn công việc. Kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân được xem là chiếc cầu nối gắn kết những mối quan hệ giữa Dược sĩ và người bệnh. Cùng tìm hiểu xem kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế nào và làm thế nào để giao tiếp hiệu quả.

kỹ năng của dược sĩ

Giao tiếp là một việc rất quan trọng khi làm công việc bán thuốc và tư vấn thuốc

Kỹ năng giao tiếp quan trọng như nào trong Y tế?

Nghệ thuật giao tiếp có vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, là chìa khóa dẫn lối thành công đặc biệt là trong ngành Y tế. Giao tiếp là một việc rất quan trọng, là một kỹ năng căn bản cần phải được rèn giũa hàng ngày. Đối với các dược sĩ, kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và đồng nghiệp.

Giao tiếp với bệnh nhân trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà các thầy thuốc cần rèn luyện mỗi ngày vì khâu giao tiếp trong bệnh viện góp phần làm cho người bệnh yên tâm hợp tác điều trị. Kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân và người nhà sẽ tạo được sự đồng cảm, chia sẻ giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật. Giao tiếp hiệu quả giúp xây dựng lòng tin giữa dược sĩ và bệnh nhân. Khi bệnh nhân cảm thấy được lắng nghe và hiểu, họ sẽ tin tưởng hơn vào sự chăm sóc của Dược sĩ.

Một số kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà Dược sĩ cần phát triển để thực hiện tốt công việc của mình. Lắng nghe không chỉ là nghe thấy lời nói của bệnh nhân mà còn là việc hiểu rõ và phản hồi một cách thích hợp.

Công việc của Dược sĩ đòi hỏi phải nắm bắt những thông tin, vấn đề bệnh nhân gặp phải để đưa ra được cách xử lý phù hợp. Chính vì vậy, kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng khi làm ngành Dược. Công việc của Dược sĩ hoàn toàn không được phép có bất kỳ sai sót hay nhầm lẫn trong quá trình tư vấn chữa bệnh.

kỹ năng giao tiếp của dược sĩ với bệnh nhân

Sinh viên ngành Dược cần cải thiện kỹ năng lắng nghe

>>Xem thêm: Chi Tiết Các Từ Viết Tắt Trong Ngành Dược Phổ Biến Nhất

Kỹ năng truyền đạt thông tin

Kỹ năng truyền đạt thông tin sẽ giúp việc hoạt động nhóm diễn ra thuận lợi hơn, với bệnh nhân cần trấn an tinh thần, tư vấn nhiệt tình để công tác chữa bệnh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.Dược sĩ cần giải thích tỉ mỉ, chính xác cách dùng thuốc, các tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng hoặc quá liều…

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng rất cần thiết cho người làm nghề Dược, hãy tạo sự tôn trọng đối với người đối diện qua ánh mắt hay khuôn mặt sẽ tạo bầu không khí thoải mái để khách hàng cảm nhận được tin tưởng vào người Dược sĩ hơn. Tránh tỏ ra lúng túng bằng việc gãi đầu nhìn đi hướng khác ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Đặt câu hỏi cũng là kỹ năng rất cần thiết đối với Dược sĩ để thu thập được thông tin của bệnh nhân. Dược sĩ cần thu thập tuổi, giới tính, bệnh, tiền sử bệnh, các thuốc từng dùng hoặc hiện đang dùng để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược

  • Tuân thủ những nguyên tắc của ngành Dược dù không phải quy định pháp luật nhưng 12 điều Y đức và 10 điều Dược đức là chuẩn mực mà người trong ngành cần tuân theo.
  • Khi giao tiếp với khách hàng tại quầy thuốc, Dược sĩ cần lưu ý những nguyên tắc nên chào hỏi khách hàng bằng nụ cười thân thiện. Đặt câu hỏi mở để khuyến khích bệnh nhân chia sẻ nhiều hơn về vấn đề của họ như “Anh/chị có thể nói rõ hơn về triệu chứng này không?”
  • Nên tư vấn nhiệt tình với những câu hỏi của bệnh nhân.
  • Nhìn thẳng vào mắt của khách hàng khi giao tiếp để tạo thiện cảm và sự tin tưởng.
  • Đảm bảo đúng và đủ thuốc bán theo kê đơn và theo yêu cầu của người bệnh.
  • Tư vấn đúng loại thuốc phù hợp.
  • Nên lắng nghe và hiểu được những vấn đề mà bệnh nhân mong muốn.
  • Đảm bảo nhà thuốc, quầy thuốc luôn sạch sẽ, ngăn nắp và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu.
  • Bình tĩnh xử lý những khiếu nại của khách hàng, tránh gây ra nhầm lẫn khi tiếp đón nhiều người cùng một lúc.
  • Nên giải quyết từng khách hàng và giải quyết khúc mắc cho họ. Không nên cáu giận hay bực tức khi họ khiếu nại.
  • Để bệnh nhân nói hết ý của họ trước khi phản hồi, không ngắt lời có thể làm bệnh nhân cảm thấy không được tôn trọng hoặc không được lắng nghe.
  • Tránh các yếu tố gây phân tâm như điện thoại hay các cuộc trò chuyện khác trong khi đang tư vấn.
  • Thể hiện sự chú ý và quan tâm bằng cách giao tiếp mắt, gật đầu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
  • Thể hiện sự đồng cảm bằng cách phản hồi lại cảm xúc của bệnh nhân.
  • Khi giao tiếp, một số lời nói và hành động của Dược sĩ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và thái độ của bệnh nhân khiến cho việc trao đổi thông tin cũng trở nên khó khăn hơn. Để tránh các tính huống đó, các Dược sĩ cần lưu ý tránh sử dụng các thuật ngữ quá chuyên môn về Y Dược sẽ khiến người đọc không tiếp thu thông tin hiệu quả.
  • Tránh việc tư vấn cho quá nhiều khách hàng cùng một lúc tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra.
  • Không tỏ ra lúng túng trong lời nói và hành động khi tư vấn thuốc sẽ gây nên cảm giác hoang mang, lo sợ cho khách hàng.
  • Hạn chế các hình thức tư vấn, quảng cáo về các dược phẩm, thực phẩm chức năng ít hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mà khách hàng cần tư vấn.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược hàng ngày bắt đầu từ những cuộc trò chuyện với một cá nhân hay nhóm nhỏ để tăng khả năng tiếp thu và truyền đạt kiến thức.
  • Cần luyện tập trước mọi tình huống có thể xảy ra để khi đối mặt với bệnh nhân, bạn hoàn toàn tự tin để xử lý vấn đề.
  • Cải thiện trình độ tiếng Anh cũng như kiến thức chuyên môn trong ngành Dược đặc biệt với người nước ngoài.
kỹ năng giao tiếp của dược sĩ

Dược sĩ nên sử dụng từ ngữ đơn giản dễ hiểu khi trao đổi với bệnh nhân

>>Xem thêm: Cách Viết Mẫu Đơn Xin Việc Ngành Dược Sĩ Ấn Tượng Nhất

Nguyên tắc trong giao tiếp tại nhà thuốc

  • Dược sĩ luôn phải tỏ ra tôn trọng, chú ý lắng nghe những thông tin mà khách hàng trao đổi để đưa ra những lời tư vấn hiệu quả.
  • Luôn luôn chân thật lắng nghe, thông cảm với khách hàng.
  • Tiếp nhận những thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng một cách tinh tế.
  • Khi khách hàng đến nhà thuốc, hãy mỉm cười, gật đầu nhẹ và chào hỏi khách hàng giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, được chào đón nhiệt tình hơn.
  • Tiến hành giải quyết vấn đề cho từng khách hàng một theo thứ tự.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành Y có uy tín trên cả nước. Học tập ngành Dược tại trường, sinh viên sẽ được đào tạo về tay nghề và kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ phục vụ công việc. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được xem là cái nôi cung ứng nguồn nhân lực Dược sĩ cho ngành Y Tế trên cả nước.

Sinh viên không chỉ được học tập và rèn luyện kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn được rèn luyện cả những kỹ năng mềm được nâng cao các kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp. Cụ thể, để giúp sinh viên trau dồi kỹ năng giao tiếp trên lớp các em sẽ được trau dồi qua các buổi thực hành lâm sàng, thực tập tốt nghiệp tại các bệnh viện, nhiều hoạt động trong câu lạc bộ do đoàn trường tổ chức. Qua đó sẽ tạo sự tự tin, năng động cho sinh viên có cơ hội làm quen và áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được truyền dạy vào thực tế.

Năm 2024 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh với điều kiện thí sinh đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng THPT. Thí sinh quan tâm có thể đăng ký xét tuyển ngay để có cơ hội trở thành tân sinh viên của Trường.

Với thông tin trên hi vọng giúp các bạn nắm được kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân và những cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược. Giao tiếp tốt là một chìa khóa để đạt được thành công khi bán hàng, nên những người làm Dược sĩ rất cần chú ý học cách giao tiếp khéo léo khi trao đổi với bệnh nhân. Nếu có được kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Dược sĩ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và tỷ lệ khách quay lại nhà thuốc sẽ rất cao.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Các tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược là gì? Các tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược là gì? Chia sẻTrong lĩnh vực Y Dược thường hay nhắc đến cụm từ GPP, vậy GPP trong ngành Dược là gì? Các tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? Để có những giải đáp thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. GPP […] Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên học ngành gì? Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Nên học ngành gì? Dược sĩ và Bác sĩ là hai ngành nghề thuộc lĩnh vực Y tế có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Vậy Dược sĩ và Bác sĩ khác nhau như thế nào? Hướng dẫn cách viết CV xin việc Điều dưỡng ấn tượng Hướng dẫn cách viết CV xin việc Điều dưỡng ấn tượng Làm thế nào để tạo ra CV xin việc Điều dưỡng để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí mong muốn. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc ngành Điều dưỡng đơn giản, nhanh chóng. Học Dược có cần laptop không? Tiêu chí lựa chọn mua laptop Học Dược có cần laptop không? Tiêu chí lựa chọn mua laptop Học Dược có cần laptop không khi laptop đang là thiết bị không thể thiếu đối với các bạn sinh viên. Cùng tìm hiểu các lí do sinh viên ngành Dược cần sử dụng laptop nhé. Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Ngành Dược là một nghề có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Là ngành đóng góp nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho đất nước nên nhận được nhiều sự yêu mến, tôn trọng. Dưới đây là một số các câu nói hay về ngành Dược nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các Dược sĩ và sự cống hiến của họ trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn Chiết xuất dược liệu không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe mà còn thúc đẩy nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học. Vậy quy trình chuẩn của công nghệ chiết xuất dược liệu cụ thể như thế nào? Có mấy phương pháp chiết xuất? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Những năm gần đây ngành Hóa Dược đang thu hút được nhiều thí sinh quan tâm theo học vì đem lại cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể học ngành Hóa Dược ra trường sẽ làm những công việc gì là thắc mắc của rất nhiều thí sinh. Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Dược học và Hóa dược là hai ngành học đầy tiềm năng phát triển nên được nhiều thí sinh lựa chọn theo học. Đã có rất nhiều thí sinh nhầm lẫn hai ngành là một. Tuy nhiên đây là hai ngành riêng biệt, có sự khác nhau về chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm. Vậy sự khác biệt giữa 2 ngành trên là gì? Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thông tin rõ hơn tới thí sinh trong bài viết này. Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Ngành Dược luôn được coi là ngành học luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Nếu bạn đang chưa tìm được cách để viết đơn xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thì bài viết này sẽ chia sẻ cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ chuẩn xác nhất giúp bạn ghi điểm.