fbpx

Khối S gồm những môn nào? Các trường tuyển sinh khối S

17/12/2024

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Đặc trưng của các môn thi khối S dành cho bạn trẻ có nguyện vọng muốn theo đuổi lĩnh vực điện ảnh, sân khấu, nghệ thuật… Vậy khối S gồm những môn nào? Hình thức dự thi ra sao? Có những ngành nào, trường nào tuyển sinh khối S? Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về khối S, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

khối sim gồm những môn nào

Khối S gồm những môn nào? Các trường tuyển sinh khối S

Khối S gồm những môn nào?

Hiện nay khối S được chia thành 2 tổ hợp môn bao gồm các môn học cụ thể như:

  • Khối S00 với 3 môn thi: Ngữ văn và 2 môn thi năng khiếu về sân khấu điện ảnh 1 và 2;
  • Khối S01 với 3 môn thi: Toán và 2 môn thi năng khiếu 1 và 2. 

Để tham gia thi khối S, thí sinh sẽ cần trải qua 2 vòng thi là sơ tuyển và chung tuyển, ở mỗi ngành sẽ có những quy định riêng về môn thi, hình thức thi tuyển.

Theo đúng quy định về vòng thi các thí sinh cần phải vượt qua vòng sơ tuyển mới có thể được vào vòng chung tuyển. Đến vòng thi chung tuyển thí sinh sẽ thi thêm môn Ngữ văn, môn năng khiếu được nhân hệ số 2 sau đó cộng tổng số điểm lại và tiến hành xét tuyển.

Điều kiện dự thi đối với các thí sinh tham gia khối S là gì? 

Để vào được vòng trong với các khối ngành năng khiếu, thí sinh sẽ cần đáp ứng được điều kiện về ngoại hình, chiều cao, chất giọng, chi tiết:

Đối với các thí sinh tham gia dự tuyển ngành diễn viên Chèo, Điện ảnh, Cải lương, Rối nước cần đáp ứng yêu cầu về ngoại hình, chất giọng như:

  • Đối với nam chiều cao yêu cầu là 1m65 trở lên, nữ giới tối thiểu là 1m55 trở lên;
  • Tùy từng ngành sẽ có yêu cầu khác nhau về độ tuổi, phần lớn các ngành sẽ yêu cầu từ 17 – 22 tuổi;
  • Không có những khuyết điểm về hình thể, đồng thời có chất giọng tốt;
  • Các thí sinh nữ khi đi dự thi không mặc áo dài, trang điểm và mặc váy;
  • Thí sinh muốn thi tuyển vào ngành Biên đạo múa bắt buộc đã phải tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng múa, đồng thời có hình thể, năng khiếu đủ để đáp ứng yêu cầu trở thành biên đạo múa;
  • Đối với các ngành như Quay phim Điện ảnh yêu cầu thí sinh phải biết cách sử dụng máy quay.

Hình thức dự thi khối S

Việc tìm hiểu hình thức dự thi khối S sẽ giúp các thí sinh chủ động trong việc ôn tập kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị tinh thần để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào trường định dự tuyển.

Khác với các khối thi Đại học khác, thí sinh khối S sẽ cần trải qua vòng thi sơ tuyển và chung tuyển. Vòng chung tuyển sẽ giúp xác định được có trúng tuyển vào các trường khối S hay không.

Khi các thí sinh qua vòng sơ tuyển mới được tiếp tục thi vòng chung tuyển, các ngành nghề sẽ có quy định riêng của 2 vòng thi, chi tiết như:

Ngành đào tạo

Vòng sơ tuyển

Vòng chung tuyển

Biên kịch Điện ảnh

Thí sinh sẽ trình bày thi viết về kiến thức văn học nghệ thuật và kiến thức chung về xã hội.

Thí sinh làm 3 bài thi:

+ Bài 1: Viết một bài sáng tác tiểu phẩm về Điện ảnh (hệ số 2);

+ Bài 2: Vấn đáp – kiến thức Điện ảnh và trình bày khả năng sáng tác kịch bản;

+ Bài 3: Thi môn Ngữ văn theo kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Lý luận phê bình Điện ảnh

Thí sinh thực hiện vòng thi về văn hoá xã hội & văn học nghệ thuật.

Thí sinh làm 3 bài thi:

+ Bài 1: Thí sinh sẽ xem và phân tích phim (hệ số 2);

+ Bài 2: Thi vấn đáp năng khiếu về việc cảm thụ, phê bình Điện ảnh, đưa ra nhận xét phim nộp khi đăng ký dự thi;

+ Bài 3: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình

Thí sinh thực hiện vòng thi về văn học nghệ thuật & văn hoá xã hội.

Thí sinh làm 3 bài thi:

+ Bài 1: Phân tích phim và sáng tác theo đề dựa trên đoạn phim đã xem (hệ số 2);

+ Bài 2: Thi vấn đáp với đề bài chọn một chủ đề để dựng ảnh, trả lời câu hỏi liên quan đến bài thi;

+ Bài 3: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Quay phim & Nhiếp ảnh

Thí sinh thực hiện vòng thi về kiến thức văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật.

Thí sinh tham dự 3 bài thi:

+ Bài 1: Phân tích phim/tác phẩm cá nhân;

+ Bài 2: Chụp ảnh và tham gia thi vấn đáp phân tích các bức ảnh đã chụp;

+ Bài 3: Bài 3: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Diễn viên Sân khấu Điện ảnh

+ Kiểm tra giọng nói, hình thể;

+ Biểu diễn một tình huống kịch tự biên dựng.

Thí sinh tham gia 2 bài thi:

+ Bài 1: Thí sinh biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi đã cho. Thời gian biểu diễn không vượt quá 10 phút và theo đúng tình huống ban giám khảo yêu cầu (nhân hệ số 2);

+ Bài 2: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Diễn viên Chèo & Diễn viên Cải lương

Chuẩn bị trước và biểu diễn 2 bài hát về Chèo hoặc Cải lương.

Thí sinh tham gia 2 bài thi:

+ Bài 1: Hát và biểu diễn một tác phẩm sân khấu Điện ảnh hoặc múa;

+ Bài 2: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Thiết kế trang phục nghệ thuật & Thiết kế mỹ thuật Sân khấu Điện ảnh

Thực hiện vẽ hình họa đen trắng theo mẫu cho sẵn.

Thí sinh tham gia 3 bài thi:

+ Bài 1: Vẽ mẫu tĩnh vật với bột màu (hệ số 1);

+ Bài 2: Vẽ thiết kế trang phục theo đề bài cho trước bằng bột màu (hệ số 2);

+ Bài 3: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Biên đạo múa & Huấn luyện múa

+ Biểu diễn múa dân gian Việt Nam bao gồm 3 – 5 động tác múa cổ điển Châu Âu;

+ Nghe nhạc và trình diễn theo cảm xúc của bản thân.

Thí sinh tham gia 3 bài thi:

+ Bài 1: Thí sinh tự biên kịch & trình diễn một tiểu phẩm múa theo âm nhạc trong đề thi, thời gian dự thi từ 2 – 3 phút. Ở mỗi tiểu phẩm không vượt quá 2 diễn viên, trong đó thí sinh là  người trực tiếp trình bày (hệ số 2);

+ Bài 2: Biên tập về huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam và múa cổ điển Châu Âu theo đề thi. Thí sinh là người trực tiếp trình bày (hệ số 1);

+ Bài 3: Bài thi môn Ngữ văn theo đề của kỳ thi THPT Quốc gia.

Khối S có những ngành nào?

Một số những ngành học tuyển sinh khối S hiện nay bao gồm:

  • Đạo diễn sân khấu;
  • Huấn luyện múa;
  • Diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình;
  • Biên đạo múa;
  • Quay phim điện ảnh;
  • Lý luận, phê bình điện ảnh – truyền hình;
  • Đạo diễn điện ảnh;
  • Đạo diễn truyền hình;
  • Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh;
  • Nhiếp ảnh;
  • Biên kịch điện ảnh – truyền hình;
  • Diễn viên sân khấu kịch hát;
  • Quay phim truyền hình.
các trường tuyển sinh khối s

Các trường Đại học tuyển sinh khối S

>>Xem thêm: Khối N Gồm Những Ngành Nào? Bí Quyết Thi Đạt Kết Quả Cao

Các trường Đại học tuyển sinh khối S 

Mỗi trường Đại học tuyển sinh khối S sẽ có tiêu chí tuyển sinh và chương trình đào tạo khác nhau, do đó thí sinh nên tìm hiểu kỹ trên fanpage của trường hoặc trên các website chính thức để lựa chọn đơn vị học tập phù hợp với năng lực, mục tiêu sự nghiệp của bản thân. Hiện nay có một số trường Đại học tuyển sịnh khối S như:

  • Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội;
  • Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội;
  • Đại học Sư phạm Trung ương;
  • Đại học Văn Lang;
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM.

Với những chia sẻ ở trên của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về khối S, theo đó xây dựng hướng đi phù hợp với sự nghiệp trong tương lai.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Khối D03 gồm những môn nào? Trường nào xét tuyển khối D03 Khối D03 gồm những môn nào? Trường nào xét tuyển khối D03 Khối D03 gồm những môn nào? Học ngành nào? Trường nào? Có bí quyết nào để ôn thi khối D03 đạt điểm cao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin giải đáp thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng đón đọc và tham khảo. Khối D02 gồm những môn nào? Các trường xét tuyển khối D02 Khối D02 gồm những môn nào? Các trường xét tuyển khối D02 Khối D02 được phát triển từ khối D truyền thống. Vậy D02 gồm những môn nào? Ngành nghề nào tuyển sinh khối này? Trường Đại học nào xét tuyển D02? Khối D01 gồm những môn nào? Các ngành khối D01 dễ xin việc Khối D01 gồm những môn nào? Các ngành khối D01 dễ xin việc D01 là tổ hợp môn thi Đại học được rất nhiều thí sinh lựa chọn bởi có đa dạng ngành học và cơ hội việc làm. Vậy khối D01 gồm những môn nào? Có ngành gì và trường nào xét tuyển khối D01? Điểm chuẩn khối D01 ra sao? Khối T là khối gì? Khối T thi những môn gì? Khối T là khối gì? Khối T thi những môn gì? Nhiều bạn học sinh bậc THPT lo lắng trong việc chọn khối thi Đại học phù hợp với bản thân. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả thông tin hữu ích về khối T, bạn đọc hãy cùng theo dõi để hiểu về khối thi này. Khối N gồm những ngành nào? Bí quyết thi đạt kết quả cao Khối N gồm những ngành nào? Bí quyết thi đạt kết quả cao Khối N được biết đến là khối thi năng khiếu phù hợp với các thí sinh có niềm đam mê ca hát, sáng tạo âm nhạc hoặc chơi các loại đạo cụ. Vậy khối N gồm những môn thi nào? Ngành gì? Trường nào xét tuyển khối N? Bí quyết để thi tốt khối N là gì? Khối M gồm những môn gì? Các ngành xét tuyển khối M Khối M gồm những môn gì? Các ngành xét tuyển khối M Khối M có những môn học nào? Có trường nào thực hiện xét tuyển khối M? Cơ hội việc làm của ngành học khối M ra sao?  Để có cái nhìn rõ nét hơn về khối M, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Khối R gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển khối R Khối R gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển khối R Khối R được biết đến là một trong những khối năng khiếu được sử dụng trong việc xét tuyển vào các trường Đại học, Học viện. Khối R gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển khối R? Các trường xét tuyển khối R hiện nay? Khối V học ngành gì? Các trường xét khối V Khối V học ngành gì? Các trường xét khối V Nhiều thí sinh có niềm đam mê, năng khiếu về hội họa, mỹ thuật sẽ lựa chọn theo học khối V. Vậy khối V có những nào? Cơ hội nghề nghiệp khi theo học khối này ra sao? Khối K thi môn gì? Lưu ý gì khi chọn ngành khối K Khối K thi môn gì? Lưu ý gì khi chọn ngành khối K Để bạn đọc hiểu rõ hơn khối K gồm những môn nào? Ngành nào? Các trường Đại học xét tuyển khối K, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết, đầy đủ về khối K.