Khối K sẽ có sự khác nhau so với các khối thi khác như khối A, B, C, D… Để bạn đọc hiểu rõ hơn khối K gồm những môn nào? Ngành nào? Các trường Đại học xét tuyển khối K, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết, đầy đủ về khối K.
Khối K bao gồm môn Toán, Vật lý và môn chuyên ngành đã được học trước đó
Khối K thi môn gì?
Khối K là khối thi chuyên biệt dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và muốn liên thông lên Đại học nhằm mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng và giá trị bằng cấp.
Các môn thi của khối K bao gồm: Toán, Vật lý và môn chuyên ngành trước đó đã được học ở trường Trung cấp, Cao đẳng. Do đặc trưng của khối K chỉ dành cho những thí sinh Liên thông Kỹ thuật bởi vậy chỉ có một tổ hợp môn duy nhất ít hơn so với các khối thi Đại học khác.
Khối K gồm những ngành nào?
Hiện nay có đa dạng các ngành nghề xét tuyển khối K, trong đó nhiều ngành nghề có triển vọng phát triển, sau khi tốt nghiệp dễ xin việc làm. Cụ thể một số ngành nghề xét tuyển khối K để các thí sinh lựa chọn theo học như:
Đồ họa;
Hội hoạ;
Mỹ thuật;
Mỹ thuật công nghiệp;
Thiết kế thời trang;
Mỹ thuật Công nghiệp (Đồ họa vi tính);
Mỹ thuật Công nghiệp (Thiết kế thời trang);
Mỹ thuật ứng dụng (gồm các chuyên ngành: Đồ hoạ ứng dụng; Đồ hoạ đa phương tiện; Trang trí nội thất);
Nhiếp ảnh;
Nhiếp ảnh quảng cáo;
Sư phạm Họa – Kinh tế gia đình;
Sư phạm Mỹ thuật – Công tác đội;
Điêu khắc;
Thiết kế Nội Ngoại thất;
Sư phạm Mỹ thuật;
Sư phạm Hoạ Giáo dục Công dân;
Sư phạm Mỹ thuật Công tác Đội;
Sư phạm Mĩ thuật-Giáo dục Công dân;
Cơ khí chế tạo máy;
Cơ khí động lực;
Điện tử;
Kỹ thuật điện;
Tin học ứng dụng;
Công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông
Công nghệ Chế tạo máy;
Công nghệ Hàn;
Công nghệ Kỹ thuật điện;
Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử;
Công nghệ Kỹ thuật ô tô;
Công nghệ Thông tin;
Công nghệ May;
Điện công nghiệp.
Đây là một số những ngành đào tạo phổ biến trong khối K tại các trường Đại học tại Việt Nam, phần lớn liên quan đến lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ.
Thí sinh lưu ý gì khi chọn ngành khối K
Đăng ký thi theo đúng ngành đã tốt nghiệp
Vì khối K là khối thi Liên thông Đại học nên các thí sinh cần căn cứ vào chuyên ngành bản thân đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp để từ đó lựa chuyên ngành Liên thông phù hợp;
Dành thời gian ôn luyện kiến thức
Những khóa luyện thi cho khối K sẽ được các trường tổ chức để sinh viên có cơ hội ôn tập kiến thức đã học và trọng tâm phần nội dung đã học.
Có những thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp tại các trường tự ôn tập tại nhà. Việc tự ôn tập hay tham gia các khóa luyện thi sẽ là lựa chọn của mỗi thí sinh nhưng đều nhằm mục đích đạt kết quả trong kỳ thi, nâng cao cơ hội trúng tuyển.
Sắp xếp lịch học và lịch làm việc phù hợp
Phần lớn những thí sinh theo học khối K sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, trung cấp sẽ đi làm một thời gian và tiếp tục luyện thi để Liên thông lên Đại học. Tùy vào quy định của mỗi trường đào tạo mà sẽ có chương trình, thời gian đào tạo khác nhau, có những trường sẽ dạy ban ngày, dạy buổi tối hoặc học tập trung trong một thời gian… Chính vì vậy thí sinh nên tìm hiểu kỹ để sắp xếp lịch học và lịch làm việc một cách khoa học, phù hợp.
Khối K tập trung vào đào tạo các ngành chuyên ngành Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Các trường Đại học tuyển sinh khối K hiện nay
Thi Đại học khối K có khó không?
Khối K sẽ đặt ra yêu cầu thí sinh cần tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc có bằng tốt nghiệp THPT theo đó đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về chương trình đã học. Những thí sinh đã có sự chuẩn bị kỹ càng, nắm vững kiến thức sẽ dễ dàng vượt qua kỳ thi để trúng tuyển vào các trường Đại học tuyển sinh khối K. Mỗi năm các trường sẽ có sự thay đổi trong tuyển sinh bởi vậy thí sinh nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra lựa chọn xét tuyển.
Trường Đại học tuyển sinh khối K khu vực miền Bắc
Đại học Kinh Tế Quốc Dân;
Học viện ngân hàng;
Học viện tài chính;
Đại học Công nghệ giao thông vận tải;
Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội;
Đại học Kiến trúc Hà Nội;
Đại học Sư phạm Hà Nội;
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội;
Đại học Thủ đô Hà Nội;
Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Trường Đại học tuyển sinh khối K khu vực miền Trung
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế;
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế;
Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế;
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế;
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế;
Viện nghiên cứu và đào tạo Việt Anh – Đại học Đà Nẵng;
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng;
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng;
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng;
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng;
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Trường Đại học tuyển sinh khối K khu vực miền Nam
Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM;
Đại học Công nghiệp TP.HCM;
Đại học Sư phạm TP.HCM;
Đại học Bách Khoa;
Đại học Tài chính – Marketing;
Đại học Kiến trúc;
Đại học Tôn Đức Thắng;
Đại học Giao thông vận tải TP.HCM;
Đại học Ngân hàng TP.HCM;
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM;
Đại học Nông lâm TP.HCM;
Đại học Nguyễn Tất Thành.
Sinh viên hoc khối K khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm
Khối K có đa dạng nhóm ngành nghề bởi vậy sau quá trình học tập sinh viên ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, dễ tìm được việc làm hấp dẫn ở nhiều những lĩnh vực khác nhau, cụ thể như:
Kỹ sư: Đây là công việc nằm trong lĩnh vực Kỹ thuật, thiết kế, sản xuất công nghệ như kỹ thuật điện tử, máy tính, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật môi trường;
Trở thành nhà nghiên cứu thực hiện các công việc về nghiên cứu, phát triển sản phẩm hay phân tích, giải quyết về những vấn đề khoa học trong các lĩnh vực về Khoa học máy tính, Y học, Thực phẩm, Khoa học vật liệu;
Giáo viên, giảng viên tham gia vào lĩnh vực giảng dạy những môn học liên quan đến khối K tại các cơ sở Giáo dục như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học hay Công nghệ;
Nhà quản lý những hoạt động dự án hoặc kinh doanh liên quan đến Khoa học, Công nghệ và các công ty, doanh nghiệp, tổ chức;
Làm công việc chuyên viên kỹ thuật theo đó hỗ trợ những bộ phận kỹ thuật, thiết kế về các sản phẩm về công nghệ tại các công ty.
Hy vọng những thông tin về khối K được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên sẽ giúp cho thí sinh và phụ huynh có được sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân mình trong tương lai.