Khối B gồm những môn nào? Bí quyết ôn thi khối B hiệu quả
Khối B gồm những môn nào? Bí quyết ôn thi khối B hiệu quả
07/12/2024
Lượt xem:376
Người đăng : Trần Mai
Chia sẻ
Hiện nay có đa dạng các khối thi để phù hợp với nhiều ngành học và năng lực của các thí sinh. Trong đó nhiều học sinh lựa chọn khối B để theo học và xét tuyển vào các trường Đại học. Vậy khối B gồm những môn nào, ngành nào? Trường Đại học nào tuyển sinh khối B? Có cách nào để ôn thi khối B hiệu quả?
Thí sinh dựa vào năng lực học tập để lựa chọn tổ hợp môn khối B phù hợp với bản thân
Khối B gồm những môn nào?
Khối B truyển thống gồm 3 môn: Toán, Hóa, Sinh.
Dựa theo quy chế thi tuyển sinh bậc Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, khối B đã mở rộng ra nhiều tổ hợp môn mới bao gồm:
B00: Toán, Hóa học, Sinh học;
B01: Toán, Sinh học, Lịch sử;
B02: Toán, Sinh học, Địa lí;
B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn;
B04: Toán, Sinh học, Giáo dục kinh tế và Pháp luật;
B05: Toán, Sinh học, Khoa học Xã hội;
B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
Khối B có những ngành gì? Tất cả các ngành nghề khối B
Khối B với đa dạng tổ hợp môn sẽ đem đến nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề cho các thí sinh. Cụ thể các ngành nghề xét tuyển khối B hiện nay bao gồm:
Nhóm ngành Y – Dược
Đây là một trong những nhóm ngành có sự phát triển mạnh mẽ và thu hút được rất nhiều thí sinh theo học khối B lựa chọn. Phổ biến các chuyên ngành trong nhóm ngành Y Dược bao gồm:
Y khoa
Y học dự phòng
Y học cổ truyền
Dược học
Điều dưỡng
Dinh dưỡng
Răng – Hàm – Mặt
Kỹ thuật phục hồi chức năng
Y tế công cộng
Kỹ thuật phục hình răng
Kỹ thuật xét nghiệm y học
Kỹ thuật hình ảnh y học
Nhóm ngành Tài nguyên – Khoáng sản
Quản lý tài nguyên và môi trường
Tài nguyên và du lịch sinh thái
Quản lý tài nguyên khoáng sản
Quản lý đất đai
Du lịch sinh thái
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước
Quản lý biển
Nhóm ngành Công nghệ thực phẩm
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
Công nghệ thực phẩm
Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm
Dinh dưỡng
Kỹ thuật thực phẩm
Nhóm ngành Công nghệ sinh học, Hóa học Môi trường
Công nghệ sinh học
Kỹ thuật sinh học
Hóa học
Công nghệ kỹ thuật hóa học
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Quản lý tài nguyên và môi trường
Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
Phát triển nông thôn
Khoa học môi trường
Khoa học đất
Khoa học cây trồng
Bảo vệ thực vật – Nông nghiệp
Công nghệ rau quả và cảnh quan – Công nghệ thực phẩm
Học khối B nên chọn ngành nào? Các ngành nghề khối B dễ xin việc?
Có thể thấy rằng khối B bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, vậy học khối B nên chọn ngành nào để có cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp. Một số các ngành nghề khối B dễ xin việc như:
Y khoa
Y khoa là một trong những ngành nghề xét tuyển thí sinh khối B, tuy nhiên điểm chuẩn đầu vào luôn ở mức cao, bên cạnh đó thời gian đào tạo dài hơn nhiều ngành khác. Đặc thù của ngành liên quan đến sức khỏe mọi người nên trong quá trình học tập sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng ngành nghề để đáp ứng tốt công việc thực tế sau khi tốt nghiệp.
Chương trình học của ngành Y khoa tương đối nặng, đòi hỏi sự kiên trì, đam mê và khả năng chịu áp lực cao.
Sinh viên ngành Y khoa có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, nghiên cứu Y học, giảng dạy, quản lý Y tế…
Thú y
Thú y là ngành chăm sóc và điều trị cho các thú cưng, động vật, gia cầm, gia súc… Đây cũng là ngành có yêu cầu đầu vào cao, và xét tuyển thường dựa trên các khối thi Đại học, trong đó khối B (Toán, Hóa, Sinh) là phổ biến nhất
Ngành Thú y mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khám và điều trị bệnh cho động vật, chăn nuôi tại trang trại, làm việc tại công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, giáo dục và nghiên cứu…
Sản xuất chế biến thực phẩm
Sản xuất chế biến thực phẩm là ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, tập trung nhiều vào nghiên cứu, sản xuất, chế biến các loại thực phẩm.
Có nhiều các thí sinh học khối B lựa chọn ngành sản xuất chế biến thực phẩm bởi cơ hội việc làm phong phú, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những công ty chế biến thực phẩm, tham gia vào công việc quản lý chất lượng thực phẩm, trở thành nhà nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm…
Công nghệ sinh học
Hiện nay công nghệ sinh học là ngành đang có sự phát triển mạnh mẽ, rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, Y học, công nghiệp, dược phẩm… Tại một số trường có xét tuyển ngành công nghệ sinh học khối B như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ…
Sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí như: Nghiên cứu viên, Kỹ sư công nghệ sinh học thực phẩm, kỹ sư môi trường, giảng viên, sản xuất dược phẩm…
Tâm lý học
Tâm lý học là ngành chuyên nghiên cứu về hành vi, cảm xúc và tâm lý của con người ở nhiều bối cảnh khác nhau.
Phần lớn các trường Đại học xét tuyển ngành Tâm lý học với khối C, khối D, tuy nhiên một số trường vẫn thực hiện xét tuyển khối B.
Tâm lý học là một ngành hấp dẫn với nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tốt nghiệp ngành học này sinh viên có thể đảm nhiệm với nhiều vai trò như: Chuyên viên tư vấn tâm lý, giảng viên tâm lý, chuyên viên nghiên cứu tâm lý, tâm lý gia lâm sàng…
Khối B thi trường nào tốt nhất?
Hiện tại, có khá nhiều trường để bạn có thể lựa chọn và thi vào các ngành nghề khối B ở trên. Cụ thể, dưới đây sẽ là một số trường đào tạo tốt nhất theo từng khu vực để bạn có thể tham khảo:
Khu vực miền Bắc
Danh sách các trường Đại học tuyển sinh khối B ở khu vực phía Bắc bao gồm:
Đại học Y Hà Nội
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Đại học Thái Bình
Đại học Thủy lợi
Đại học Mỏ – Địa chất
Đại học Y Dược Thái Bình
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
Đại học Công Nghệ Đông Á
Đại học Y Hải Phòng
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Đại học Thủ Đô Hà Nội
Đại học Hải Phòng
Đại học Ngoại thương
Đại học Kinh tế Quốc dân
Học viện An ninh Nhân dân
Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Học viện Quân Y
Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Dược Hà Nội
Đại học Hạ Long
Đại học Công Nghiệp Việt Trì
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội
Đại học Thăng Long
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
Đại học Dân Lập Phương Đông
Đại học Điều Dưỡng Nam Định
Đại học Sao Đỏ
Đại học Dân Lập Hải Phòng
Đại học Nguyễn Trãi
Đại học Đại Nam
Đại học Lâm Nghiệp
Đại học Dân Lập Đông Đô
Đại học Tân Trào
Khu vực miền Trung
Danh sách các trường Đại học tuyển sinh khối B ở khu vực miền Trung bao gồm:
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
Đại học Quy Nhơn
Đại học Nha Trang
Đại học Quảng Nam
Đại học Quảng Bình
Đại học Huế
Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Y Khoa Vinh
Đại học Sư phạm Huế
Khoa Công Nghệ – Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
Đại học Y Dược Huế
Đại học FPT Đà Nẵng
Đại học Duy Tân
Đại học Đông Á
Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
Danh sách các trường Đại học tuyển sinh khối B ở khu vực miền Nam bao gồm:
Đại học Y Dược TP.HCM
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Đại học Công Nghệ Miền Đông
Đại học Sư Phạm TPHCM
Đại học Mở TPHCM
Đại học RMIT Việt Nam
Đại học FPT
Đại học Sài Gòn
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh UEH
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Hùng Vương TPHCM
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM
Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia TPHCM
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Nguyễn Tất Thành
Học viện Kỹ thuật Quân sự
Đại học An ninh Nhân dân
Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
Khối B có kiến thức sâu rộng, yêu cầu người học biết khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành giải các bài tập. Bởi vậy để việc ôn tập khối B đạt hiệu quả cao, thí sinh cần xây dựng chiến lược học tập phù hợp, chăm chỉ và kiên trì. Cụ thể như:
Xây dựng kế hoạch ôn tập chi tiết
Chia nhỏ chương trình học, bên cạnh đó cần xác định chủ đề trọng điểm của từng môn học để từ đó phân bổ thời gian ôn tập một cách phù hợp nhất, điều này còn có thể nâng cao kỹ năng giải quyết bài tập trong thời gian ngắn;
Đặt ra mục tiêu hàng ngày, tuần đảm bảo mục tiêu đã đề ra nhằm duy trì tốt nhất sự tập trung, không bị rối trong thời gian gần kỳ thi.
Thường xuyên làm đề thi thử
Việc rèn luyện giải đề thi thử thường xuyên sẽ giúp thí sinh quen hơn với cấu trúc đề thi và kỹ năng làm bài;
Tìm các đề thi thử của những năm trước để ôn tập kiến thức, hoặc các dạng đề gần nhất với cấu trúc được Bộ Giáo dục đào tạo đưa ra.
Quản lý tốt thời gian học tập
Lên kế hoạch học tập chi tiết từ đó phân bổ thời gian đào tạo hợp lý cho từng môn học;
Việc đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành đúng thời gian sẽ giúp thí sinh rèn luyện khả năng tập trung.
Ôn tập theo từng chủ đề
Chia kiến thức theo từng chủ đề cụ thể sẽ dễ dàng ôn tập kiến thức, biết được phần hổng để tập trung ôn luyện bổ sung;
Tốt nhất nên tạo ra sơ đồ tư duy của từng môn, từng chủ đề để hệ thống hóa kiến thức, thuận tiện nhất cho việc ghi nhớ.
Tham gia học thêm hoặc học nhóm
Thí sinh có thể tham gia học thêm, học nhóm để là nơi trao đổi kiến thức, giải đáp các thắc mắc;
Tìm hiểu thêm tài liệu học tập, sách tham khảo liên quan đến môn học.
Trên đây là bài viết của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn khối B gồm những môn nào? Ngành nào? Các trường Đại học có xét tuyển khối B. Từ đó thí sinh có thêm nhiều thông tin hữu ích, lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với sở thích, năng lực của bản thân.