fbpx

Dược sĩ lâm sàng là gì? Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng

29/10/2024

Người đăng : NhâmPT

Với khả năng chuyên môn cao về dược phẩm, Dược sĩ lâm sàng là người trực tiếp đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của Dược sĩ lâm sàng và những yêu cầu để trở thành Dược sĩ lâm sàng nhé.

dược sĩ lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng là gì?

Dược sĩ lâm sàng là gì?

Dược lâm sàng ra đời tại Hoa Kỳ vào những năm 1960, với hai mục tiêu chính đó là phòng bệnh gây ra do thuốc hay sai sót thuốc và tối ưu trị liệu thuốc. Tại nước ta hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện đã được Bộ Y Tế hướng dẫn trong Thông tư số 31/2012/TT-BYT.

Dược sĩ lâm sàng có chức năng nhiệm vụ chính là tham gia chăm sóc bệnh nhân với sự phối hợp với các bác sĩ điều trị để đảm bảo thuốc được sử dụng cho bệnh nhân có hiệu quả nhất.

Dược sĩ lâm sàng được đào tạo trong nhiều môi trường khác nhau. Họ được trang bị những kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm lâm sàng thông qua các chương trình đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề. Những nơi mà Dược sĩ lâm sàng sẽ tham gia chăm sóc bệnh nhân bao gồm trung tâm y tế, phòng khám và các cơ sở khám chữa bệnh…

Nhiệm vụ của Dược sĩ lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc cho bệnh nhân. Nhiệm vụ của Dược sĩ lâm sàng bao gồm một loạt các hoạt động liên quan đến việc tư vấn, quản lý về thuốc trong môi trường lâm sàng. Dưới đây là các nhiệm vụ chính của Dược sĩ lâm sàng:

Tư vấn sử dụng thuốc

  • Kiểm tra và đánh giá đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo tính hợp lý, liều lượng, tương tác thuốc và chống chỉ định.
  • Cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng, tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa liên quan đến thuốc cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Quản lý liệu pháp điều trị thuốc

  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân với các liệu pháp điều trị thuốc và điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.
  • Quản lý tác dụng phụ của thuốc, đưa ra giải pháp để giảm thiểu nguy cơ cho bệnh nhân.
  • Tối ưu hóa phác đồ điều trị để đạt hiệu quả điều trị tối đa với rủi ro thấp nhất.

Quản lý tài liệu và thông tin thuốc

  • Cập nhật và quản lý các tài liệu liên quan đến thuốc gồm các nghiên cứu mới, hướng dẫn sử dụng thuốc và cảnh báo an toàn.
  • Xây dựng các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân và các tài liệu giáo dục khác.

Tham gia vào nhóm chăm sóc sức khỏe

  • Làm việc cùng các bác sĩ, y tá trong nhóm chăm sóc sức khỏe để đưa ra các quyết định điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Cung cấp ý kiến chuyên môn về Dược lý và liệu pháp điều trị cho các thành viên trong nhóm y tế.

Thực hiện các chương trình sử dụng thuốc

  • Thiết lập các chương trình quản lý sử dụng thuốc nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc và cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.
  • Giám sát việc tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân

Giáo dục và hướng dẫn về thuốc và liệu pháp điều trị

  • Tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo về thuốc và liệu pháp điều trị cho bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác.
  • Hướng dẫn bệnh nhân về cách sử dụng thuốc đúng cách.

Quản lý và theo dõi kho thuốc

  • Quản lý kho thuốc của bệnh viện, đảm bảo cung cấp đủ và đúng các loại thuốc cần thiết.
  • kiểm tra, giám sát và bảo quản đúng quy trình.

Nghiên cứu và phát triển

  • Tham gia các dự án nghiên cứu liên quan đến dược lý lâm sàng.
  • Cập nhật và phát triển kiến thức chuyên môn thông qua việc nghiên cứu tham gia hội thảo và các khóa học chuyên môn.

Đảm bảo tuân thủ quy định và pháp luật

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và hướng dẫn chuyên môn hướng dẫn về sử dụng thuốc.
yêu cầu của dược sĩ lâm sàng

Những yêu cầu của Dược sĩ lâm sàng là gì?

Bài viết liên quan:

Những yêu cầu của Dược sĩ lâm sàng

Yêu cầu về trình độ đối với Dược sĩ làm công tác dược lâm sàng được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện. Cụ thể là:

  • Yêu cầu về trình độ tối thiểu là Dược sĩ Đại học.
  • Căn cứ vào quy định, Dược sĩ làm công tác Dược lâm sàng ở tất cả các bệnh viện từ bệnh viện được phân hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2, hạng 3 và bệnh viện không được phân hạng vẫn bắt buộc phải có trình độ Dược sĩ Đại học.
  • Người làm công tác Dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền có một trong các văn bằng sau đây (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam):
    • Văn bằng đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong các văn bằng, chứng chỉ về Y Dược cổ truyền quy định tại điểm i và l khoản 1 Điều 13 Luật Dược.
    • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành dược cổ truyền trở lên.
    • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành y học cổ truyền trở lên.
  • Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp người làm công tác Dược lâm sàng cũng chính là người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Dược. cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy mô dưới 200 giường phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác Dược lâm sàng.

Trên đây là những yêu cầu của Dược sĩ lâm sàng khi làm việc tại cơ sở Y tế mà Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ. Tuy không trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng Dược sĩ lại là người trực tiếp tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân dựa trên những ghi chép của bác sĩ. Nếu muốn làm được công việc trong lĩnh vực này bạn cần tìm hiểu rõ về yêu cầu công việc để không mắc phải sai lầm nào khi làm việc.

Bình Luận
Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào? Tiềm năng phát triển Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào? Tiềm năng phát triển Y đa khoa gồm những chuyên ngành nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ để bạn đọc tìm hiểu cụ thể các hướng đi chuyên môn của ngành. Ngành Y Dược có khắt khe hơn các ngành khác không? Ngành Y Dược có khắt khe hơn các ngành khác không? Vậy ngành Y Dược có khắt khe hơn các ngành khác không? Để có thông tin tìm hiểu chi tiết, bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Sinh viên Y có nên đi làm thêm? Công việc nào phù hợp? Sinh viên Y có nên đi làm thêm? Công việc nào phù hợp? Sinh viên Y có nên đi làm thêm không? Để có nhiều thông tin giải đáp hữu ích, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Sinh viên Y năm 3 học gì? Có đi thực tập không? Sinh viên Y năm 3 học gì? Có đi thực tập không? Sinh viên Y năm 3 học gì? Đối với sinh viên ngành Y, năm 3 là thời gian quan trọng để sinh viên bắt đầu tiếp cận thực tế, học cách chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Sinh viên Y năm nhất học gì? Bí quyết giúp sinh viên học tốt Sinh viên Y năm nhất học gì? Bí quyết giúp sinh viên học tốt Sinh viên Y năm nhất học gì? Có bí quyết nào để sinh viên học tốt ngành Y? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích. Sinh viên Y năm 2 học gì? Chia sẻ cách học tập tốt ngành Y Sinh viên Y năm 2 học gì? Chia sẻ cách học tập tốt ngành Y Sinh viên Y năm 2 học gì trong chương trình đào tạo? Thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến ngành Y, để từ đó xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả. Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì? Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ là gì? Những ai không nên học Y? Lời khuyên cho các bạn trẻ khi chọn ngành học là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết. Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Viên chức còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề Y tế không? Mức hưởng phụ cấp theo nghề ngành Y tế như thế nào? Cách tính ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi cụ thể phụ cấp ưu đãi nghề Y tế trong nội dung bài viết dưới đây. Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành Y tế là gì? Cách tính như thế nào? Phụ cấp độc hại ngành y tế là gì? Cách tính phụ cấp độc hại ngành Y tế như thế nào? Để hiểu chi tiết các quy định về mức phụ cấp này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát