fbpx

Chi tiết cách tính lương và phụ cấp ngành Y mới nhất

31/10/2024

Người đăng : Trần Mai

Chia sẻ

Ngành Y tế luôn được đánh giá cao về cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập và những chế độ phúc lợi hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về cách tính lương và phụ cấp ngành Y mới nhất, bạn đọc hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

cách tính lương và phụ cấp ngành y

Ngành Y được đánh giá cao về mức thu nhập cùng với chế độ phụ cấp

Phụ cấp ngành Y tế năm 2025

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP một số nội dung bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp ưu đãi ngành Y như sau:

1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

  • Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
  • Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

  • Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
  • Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
  • Kiểm dịch y tế biên giới.

Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp như sau:

  • Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất;
  • Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành Y

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành Y tế bao gồm:

  • Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định 58/TTg năm 1994) trực tiếp làm chuyên môn y tế;
  • Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

Cách tính lương và phụ cấp ngành Y

Các tính lương ngành Y

Bảng lương viên chức Y tế từ 01/7/2024 thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Chính vì vậy sẽ áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu để tính bảng lương viên chức Y tế từ 01/7/2024.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương của công chức, viên chức ngành Y tế được tính như sau:

  • Tiền lương = Hệ số x Lương cơ sở (2.340.000 đồng)

    Các tính phụ cấp ngành Y

    Theo quy định tại khoản 1 điều 5 thông tư liên tịch 02/2024/TTLT-BYT-BNV-BTC chỉ dẫn nghị định số 56/2024/NĐ-CP ban hành những thông tin về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề nghiệp đối với công chức, viên chức tại những cơ sở Y tế công lập thì sẽ được tính phụ cấp ưu đãi trong ngành Y tế theo đúng quy định cụ thể.

    Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề Y sẽ được tính căn cứ vào mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    Công thức tính phụ cấp ngành Y:

    • Tiền phụ cấp = Mức lương ít nhất chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x mức phụ cấp được ưu đãi theo nghề được hưởng.
    phụ cấp ngành y

    Có lưu ý gì khi tính lương và phụ cấp ngành Y tế?

    >>Xem thêm: Ngành Y Gồm Những Nghề Nào Có Cơ Hội Việc Làm Cao

    Những lưu ý khi tính lương ngành Y tế

    Khi tính lương ngành Y tế và tính lương có 31 ngày cần lưu ý một số điểm như:

    • Mỗi chức danh trong ngành Y tế sẽ được xếp hạng theo bậc lương và mức lương tương ứng với từng bậc;
    • Trường hợp cán bộ, viên chức có đủ chuẩn mực, điều kiện cũng như vị trí công tác hợp lý với ngạch và cùng với ngạch chuyên môn thì sẽ căn cứ vào thời gian thực hiện công việc trong ngạch để từ đó cân nhắc việc thi nâng ngạch bao gồm:

    Trường hợp 1: Không quy định thời gian ít nhất thực hiện công việc trong ngạch đối với những cán bộ, viên chức loại B và C.

    Trường hợp 2: Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc trong ngạch là 9 năm bao gồm cả thời gian thực hiện công việc trong ngạch khác tương đương đối với những cán bộ viên chức loại A0 và A1.

    Trường hợp 3: Thời gian làm việc tối thiểu trong ngạch là 6 năm đã bao gồm cả thời gian làm việc trong ngạch khác tương đương đối với cán bộ viên chức loại A2.

    • Nhân viên trong ngành Y tế khi tính lương cần lưu ý đến những khoản thu nhập khác như tiền thưởng, lương tăng ca, trợ cấp, phụ cấp cùng với những khoản khác được quy định theo chính sách của cơ quan đơn vị;
    • Những nhân viên trong ngành Y tế sẽ cần nắm vững những quy định liên quan đến việc tính lương, chế độ phụ cấp của bản thân từ đó sẽ đưa ra những quyết định tài chính phù hợp và đảm bảo quyền lợi của mình;
    • Cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, kỹ năng, năng lực, hiệu suất làm việc để tính toán được mức lương phù hợp với từng nhân viên;
    • Nhân viên trong ngành y tế cần thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về mức lương và chế độ phụ cấp của ngành, để có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công việc.

    Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn về cách tính lương và phụ cấp ngành Y. Hy vọng từ đó những bạn trẻ đang theo đuổi lĩnh vực ngành này sẽ nắm vững những quy định tính lương và lưu ý trong quá trình tính lương.

    Bình Luận

    Chia sẻ
    tin cùng chuyên mục
    Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Chính sách miễn giảm Ngành Y có được miễn học phí không? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí ở bài viết dưới đây. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng học mấy năm? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Có nhiều bạn trẻ mơ ước trở thành một Y sĩ Đa khoa để tham gia vào công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa học mấy năm? Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa mới nhất 2025 Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết phạm vi hành nghề của Y sĩ Đa khoa, các công việc sau khi tốt nghiệp, cơ hội học Liên thông? Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng để phát triển bản thân Cả Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều là những ngành nghề rất quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy nên học Y sĩ đa khoa hay Điều dưỡng? Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Các kỹ năng cần có Y sĩ Đa khoa là gì? Y sĩ Đa khoa hệ Cao đẳng ra làm gì? Có nên theo học ngành này không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhé. Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Tổng hợp những bài hát về ngành Y hay nhất hiện nay Những bài hát về ngành Y sẽ mang đến thông điệp về lòng nhân ái, sự hy sinh của người làm việc trong lĩnh vực Y tế. Ngành Y đa khoa là gì? Ưu điểm khi theo học Y đa khoa Ngành Y đa khoa là gì? Ưu điểm khi theo học Y đa khoa Ngành Y đa khoa là gì? Thi khối nào? Học trong bao lâu? Trường nào đào tạo? Để có câu trả lời chi tiết hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Ngành Y sĩ Đa khoa là gì? Cơ hội việc làm ngành học Ngành Y sĩ Đa khoa là gì? Cơ hội việc làm ngành học Y sĩ Đa khoa có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống Y tế. Vậy ngành Y sĩ Đa khoa là gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết về thông tin ngành này, bạn đọc hãy cùng theo dõi. Các trường Y xét điểm đánh giá năng lực Các trường Y xét điểm đánh giá năng lực Các trường Y xét điểm đánh giá năng lực là những trường nào? Ưu điểm khi ngành Y áp dụng hình thức xét tuyển đánh giá năng lực là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về phương thức xét tuyển này.

    Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát