fbpx

GPS Là Gì? Tiêu Chuẩn Các GPS Trong Ngành Dược

17/08/2024

Người đăng : NhâmPT

Chia sẻ

GPS là cụm từ viết tắt mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến trong ngành Y Dược. Trong ngành sản xuất thuốc các cơ sở sản xuất và bảo quản thuốc cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn GPS. Vậy GPS là gì? Tiêu chuẩn các GPS trong ngành Dược như thế nào?

GPS trong ngành Dược là gì?

GPS trong ngành Dược là viết tắt của cụm từ Good Storage Practices. Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng mà các nhà thuốc bắt buộc phải tuân theo nếu muốn đi vào hoạt động. Các GPS trong ngành Dược được Bộ Y tế ban hành tại Thông tư 36/2018/TT-BYT với các nguyên tắc chung cùng 7 điều khoản và 115 yêu cầu. Theo đó, tiêu chuẩn thực hành tốt – GPs (Good Practices) là một tập hợp các nguyên tắc và tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc cũng như nguyên liệu làm thuốc được bộ Y tế ban hành và áp dụng từ năm 1996.

Về cơ bản, GPS như một bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc và đảm bảo chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc trước khi đến tay người tiêu dùng. Thuốc là sản phẩm cần đáp ứng rất nhiều điều kiện vì vậy, cần phải có các tiêu chuẩn thực hành tốt trong ngành Dược được kiểm soát nghiêm ngặt để sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

gps trong ngành dược

GPS trong ngành Dược được Bộ Y tế ban hành tại Thông tư 36/2018/TT-BYT

>>Xem thêm: Chi Tiết Các Từ Viết Tắt Trong Ngành Dược Phổ Biến Nhất

Tiêu chuẩn các GPS trong ngành Dược

5 tiêu chuẩn GPS thực hành tốt theo quy trình sản xuất và phân phối thuốc:

  • GMP (Good Manufacturing Practice) – Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt.
  • GLP (Good Laboratory Practice) – Tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm.
  • GSP (Good Storage Practices) – Tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc.
  • GDP (Good Distribution Practices) – Tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc.
  • GPP (Good Pharmacy Practices) – Tiêu chuẩn Thực hành tốt quản lý nhà thuốc5 gps trong ngành dược

GSP (Good Storage Practices) là một trong 5 GPS trong ngành Dược, thể hiện tầm quan trọng của bản thân với các cơ sở thực hiện hoạt động bảo quản thuốc. Từ năm 2007, tiêu chuẩn thực hành tốt GPs đã được ban hành và áp dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng. Trong quy trình thực hành tốt (GPs) Bộ Y tế có quy định tất cả các cơ sở sản xuất và bảo quản thuốc đều cần tuân thủ các nguyên tắc này. Những năm 1996 Bộ Y Tế đã ban hành và áp dụng ba tiêu chuẩn GMP, GLP, và GSP, tới năm 2017, Bộ Y tế quyết định ban hành thêm 2 tiêu chuẩn còn lại (GDP và GPP) để đảm bảo từ khâu sản xuất tới tay người dùng.

Tiêu chuẩn GSP (Good Storage Practices) là tiêu chuẩn không thể thiếu trong ngành Dược vì nó đưa ra các quy định, nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu. GSP sẽ được áp dụng ở nhà xưởng, trang thiết bị, bảo quản thuốc, nhập hàng, cấp phát thuốc, …

Điều kiện, nguyên tắc để cơ sở bảo quản thuốc đạt chuẩn GSP

Điều kiện, nguyên tắc để cơ sở bảo quản thuốc đạt chuẩn GPS tại Thông tư 36/2018/TT-BYT.

Nhân sự

Quy định của GPS của nhân sự tại cơ sở bảo quản thuốc cần có nguồn nhân lực chất lượng. Cơ sở bảo quản phải có đủ nhân viên với trình độ phù hợp để làm các hoạt động xuất nhập, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển, vệ sinh, bảo trì nhằm đảm bảo chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

  • Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải kiểm soát đặc biệt, thủ kho phải là người có trình độ, hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc. Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là Dược sĩ trung học đối với các cơ sở bảo quản thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.
  • Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt: Tất cả nhân viên phải được đào tạo, cập nhật về thực hành tốt bảo quản thuốc, quy định về an toàn phù hợp với vị trí công việc.
  • Nhân viên phải được đào tạo và tuân thủ quy định giữ vệ sinh chung.
  • Nhân viên phải được đào tạo cụ thể cho hoạt động tiếp nhận, bảo quản, đóng gói, đóng gói lại thuốc nguyên liệu làm thuốc có tính nhạy cảm cao.
  • Nhân viên phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật, nếu mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở không được làm việc trong khu vực bảo quản có xử lý thuốc.
  • Nhân viên làm việc trong khu vực bảo quản phải được trang bị và mặc trang phục bảo hộ phù hợp.
gps trong ngành dược là gì

Tiêu chuẩn GPS là tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc

Nhà xưởng, trang thiết bị tại kho thuốc GPS

Một số tiêu chuẩn, nguyên tắc mà nhà xưởng cũng như trang thiết bị cần đảm bảo GSP là:

  • Diện tích của kho đáp ứng được các hoạt động của cơ sở bảo quản thuốc.
  • Thiết kế rộng rãi, thoáng mát.
  • Các thiết bị, máy móc hỗ trợ cần được bảo dưỡng định kỳ.
  • Hệ thống ánh sáng ổn định giúp hạn chế sai sót.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cần thiết được hướng dẫn sử dụng đầy đủ.
  • Có nội quy rõ ràng về ra vào khu vực kho.
  • Một số loại thuốc hay hóa chất đặc biệt sẽ được ghi rõ điều kiện bảo quản ở bên ngoài.
  • Thời hạn thuốc là tiêu chí cần đặc biệt chú ý để tránh tình trạng thuốc hết hạn.
  • Thuốc độc, thuốc gây nghiện sẽ có những quy định bảo quản riêng.

Trên đây là tất cả thông tin bạn đọc cần biết về tiêu chuẩn các GPS trong ngành Dược, từ những hiểu biết trên bạn đọc có thể áp dụng thành công vào công việc của mình. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ tiếp tục cập nhật thêm những kiến thức mới nhất về yêu cầu tiêu chuẩn chuyên ngành Dược để bạn vận hành và quản lý nhà thuốc một cách hiệu quả.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Ngành Dược là một nghề có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Là ngành đóng góp nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho đất nước nên nhận được nhiều sự yêu mến, tôn trọng. Dưới đây là một số các câu nói hay về ngành Dược nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các Dược sĩ và sự cống hiến của họ trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn Chiết xuất dược liệu không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe mà còn thúc đẩy nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học. Vậy quy trình chuẩn của công nghệ chiết xuất dược liệu cụ thể như thế nào? Có mấy phương pháp chiết xuất? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Những năm gần đây ngành Hóa Dược đang thu hút được nhiều thí sinh quan tâm theo học vì đem lại cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể học ngành Hóa Dược ra trường sẽ làm những công việc gì là thắc mắc của rất nhiều thí sinh. Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Dược học và Hóa dược là hai ngành học đầy tiềm năng phát triển nên được nhiều thí sinh lựa chọn theo học. Đã có rất nhiều thí sinh nhầm lẫn hai ngành là một. Tuy nhiên đây là hai ngành riêng biệt, có sự khác nhau về chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm. Vậy sự khác biệt giữa 2 ngành trên là gì? Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thông tin rõ hơn tới thí sinh trong bài viết này. Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Ngành Dược luôn được coi là ngành học luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Nếu bạn đang chưa tìm được cách để viết đơn xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thì bài viết này sẽ chia sẻ cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ chuẩn xác nhất giúp bạn ghi điểm. QA Ngành Dược Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên QA Dược QA Ngành Dược Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên QA Dược QA Dược là một phần không thể thiếu trong ngành Dược phẩm. Đảm bảo rằng các sản phẩm Dược phẩm trên thị trường đạt tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu thêm để biết QA ngành Dược là gì? Vai trò và công việc của nhân viên QA Dược. QC ngành Dược là gì? Những công việc của QC ngành Dược QC ngành Dược là gì? Những công việc của QC ngành Dược Trong ngành Dược phẩm trước khi tung ra thị trường bất kỳ sản phẩm nào cũng cần trải qua quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Qúa trình này được gọi là QC ngành Dược. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để biết QC ngành Dược là gì? Vai trò QC trong ngành Dược. Nên Học Dược Hay Kinh Tế Năm 2024? Cơ Hội Việc Làm 2 Ngành Nên Học Dược Hay Kinh Tế Năm 2024? Cơ Hội Việc Làm 2 Ngành Ngành Dược và ngành Kinh tế là hai ngành hàng năm nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh vì bởi tính ứng dụng cao vào đời sống. Để lựa chọn nên học Dược hay Kinh tế các em cần so sánh được ưu và nhược điểm của ngành học này. Ngành Dược Thú Y Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường Ngành Dược Thú Y Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường Hiện nay ngành Thú y được chia ra làm 2 chuyên ngành đào tạo chính đó là ngành Chăn nuôi thú y và ngành Dược thú y, trong đó ngành Dược thú y thu hút được nhiều bạn trẻ theo học. Vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành Dược thú y như thế nào, có dễ xin việc không?