Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025
05/05/2025
Lượt xem:40
Người đăng : Trần Mai
Chia sẻ
Năm 2025 là năm đầu tiên các thí sinh theo học chương trình THPT 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Môn Ngữ văn tiếp tục được duy trì thi theo hình thức tự luận, tuy nhiên có nhiều điểm mới trong đề thi môn Ngữ văn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn để thí sinh chủ động hơn trong việc rèn luyện, củng cố kiến thức.
Năm 2025, đề thi môn Ngữ văn có nhiều điểm mới thí sinh cần ôn tập kỹ lưỡng
Điểm mới trong đề thi môn Ngữ văn năm 2025
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Ngữ văn về cơ bản tiếp tục yêu cầu thí sinh thực hiện các kỹ năng đọc hiểu, làm văn bao gồm làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học như giai đoạn trước.
Mặc dù vậy nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trọng tâm là phát triển năng lực, phẩm chất, hạn chế tư duy lối mòn nên cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới như:
Tăng số điểm phần đọc hiểu từ 3 điểm lên 4 điểm;
Linh hoạt trong yêu cầu viết đoạn/ bài ở cả dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Như ở các năm trước đề thi sẽ yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội từ khoảng 200 chữ với 2 điểm và bài nghị luận văn học với khoảng 5 điểm và phạm vi kiến thức sẽ là những tác phẩm nằm trong chương trình, sách giáo khoa. Ở năm 2025 đề thi tốt nghiệp THPT sẽ đa dạng kiểu bài làm văn, theo đó ngữ liệu đọc hiểu là văn bản văn học nên phần làm văn học sinh sẽ viết đoạn văn nghị luận văn học và bài văn nghị luận xã hội. Trường hợp ngữ liệu đọc hiểu là văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận thì phần làm văn học sinh sẽ viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn.
Với sự linh hoạt trong đề thi này yêu cầu thí sinh phải học thuần thục kỹ năng viết nghị luận văn học và nghị luận xã hội ở cả dạng đoạn văn và bài văn.
Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025
Để ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn 2025 đạt hiệu quả, thí sinh cần có chiến lược học tập khoa học, kết hợp giữa việc nắm vững kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng và làm các bài kiểm tra thực tế. Chi tiết hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn bao gồm:
Thí sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi
Đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT gồm 2 phần:
Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm)
Phần 2: Làm văn (6 điểm)
Chuyên đề 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)
Chuyên đề 2: Nghị luận văn học (4 điểm)
Chia nhỏ kiến thức và ôn tập theo từng phần
Phần 1: Đọc hiểu
Ở phần đọc hiểu thí sinh cần:
Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản, nên đọc văn bản một cách chậm rãi có hệ thống, xác định những ý chính, từ khóa, nội dung quan trọng. Tiếp đến trả lời những câu hỏi liên quan đến phần nội dung, nghệ thuật và thông điệp của văn bản;
Rèn luyện giải bài tập với các đề thi thử bám sát cấu trúc thi hoặc tìm ra các bài văn mẫu, đề thi tham khảo nhằm làm quen với các dạng câu hỏi, cách thức phân tích;
Nắm chắc một số các dạng câu hỏi phổ biến:
Câu hỏi về từ ngữ, câu văn: Giải thích nghĩa của từ, phân tích hiệu quả sử dụng từ ngữ;
Câu hỏi về nội dung và thông điệp: Xác định và giải thích thông điệp của tác giả trong văn bản;
Câu hỏi về biện pháp tu từ, nghệ thuật: Nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…).
Phần 2: Làm văn
– Nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh thể hiện những quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội, đồng thời phải đưa ra những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng rõ ràng thuyết phục. Cách ôn luyện hiệu quả bao gồm:
Luyện viết bài nghị luận xã hội về các vấn đề xã hội thường gặp như Công nghệ, giáo dục, môi trường, văn hóa ứng xử, tư tưởng sống…;
Cấu trúc bài viết cần có đầy đủ các phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu ra quan điểm;
Thân bài: Trình bày các luận điểm chính, có dẫn chứng thực tế để hỗ trợ;
Kết bài: Khẳng định lại quan điểm và kêu gọi hành động, kết luận hợp lý.
– Nghị luận văn học
Ở phần này yêu cầu cao về kiến thức, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học. Để hoàn thành tốt phần thi này thí sinh cần chú ý đến các yếu tố như:
Nắm vững kiến thức tác phẩm bằng cách ôn tập toàn bộ những tác phẩm văn học trong chương trình học bao gồm cả văn học Việt Nam và văn học thế giới nhằm đảm bảo hiểu rõ những đặc điểm, chủ đề và thông điệp của tác phẩm;
Phân tích bài thơ, đoạn văn bằng cách rèn luyện khả năng phân tích sâu sắc về nhân vật, tình huống, nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm. Biết đến những cách phân tích nghệ thuật và nội dung;
Cấu trúc bài viết:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận;
Thân bài: Phân tích các khía cạnh của tác phẩm (chủ đề, nhân vật, nghệ thuật, thông điệp, thông điệp tác giả);
Kết bài: Tóm tắt ý chính và nêu cảm nhận cá nhân.
Lên kế hoạch ôn tập chi tiết
Thí sinh nên chia nhỏ thời gian ôn tập theo từng tuần, dành mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định để ôn tập theo từng phần trong môn Ngữ văn;
Ôn tập từng chủ đề cụ thể, mỗi chủ đề nên tập trung vào việc ôn lại nội dung, kỹ năng phân tích và luyện viết;
Đánh giá tiến độ ôn tập sau mỗi tuần bằng cách tự kiểm tra kết quả ôn tập của bản thân bằng cách làm các bài kiểm tra thử.
Chú ý đến kỹ năng viết
Luyện viết mỗi ngày nhằm cải thiện kỹ năng viết văn, thí sinh nên luyện viết các đoạn văn hoặc bài văn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thí sinh cải thiện khả năng diễn đạt và cấu trúc bài viết;
Đọc lại các bài văn mẫu để học hỏi cách lập luận, cách sắp xếp ý tưởng và cách sử dụng từ ngữ.
Lưu ý gì khi làm bài môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi làm bài Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dành cho thí sinh để tránh bị mất điểm oan:
Thí sinh nên đọc kỹ từng câu hỏi trong đề thi để hiểu rõ được yêu cầu của từng phần. Đặc biệt trong câu nghị luận văn học, nghị luận xã hội để hiểu đúng đề và làm bài đúng trọng tâm;
Lưu ý các từ khóa trong đề bài như “bàn về”, “phân tích”, “so sánh”, “nêu cảm nhận”… Với mỗi yêu cầu của câu hỏi, thí sinh sẽ triển khai theo từng cách khác nhau;
Để hoàn thành tốt bài thi thí sinh cần chia thời gian hợp lý cho từng phần. Đề thi môn Ngữ văn thông thường sẽ bao gồm 3 phần: Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học;
Chú ý câu văn trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, không nên viết câu quá dài dòng, rườm rà khiến bài văn bị loãng, khó hiểu;
Chú ý chính tả và ngữ pháp, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hình thức bài viết và điểm số của bản thân. Thí sinh cần chú ý để không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp trong bài làm;
Không bỏ sót bất cứ câu nào dù là câu hỏi đơn giản hay phức tạp, thí sinh cũng không được bỏ sót bất kỳ câu nào trong phần đọc hiểu;
Hãy sử dụng dẫn chứng từ các tác phẩm đã học để làm rõ các luận điểm. Thí sinh có thể sử dụng trích dẫn đoạn văn hoặc một câu nói của nhân vật trong tác phẩm hay sử dụng tư tưởng, thông điệp từ tác giả.
Thông qua nội dung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên, hy vọng sẽ giúp các bạn thí sinh có định hướng ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.