04/12/2024
Người đăng : Trần MaiCác thí sinh đang chuẩn bị tham gia vào kỳ thi Đánh giá năng lực, tuy nhiên chưa nắm rõ cách tính điểm Đánh giá năng lực của từng trường, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Với mỗi trường Đại học tổ chức kỳ thi sẽ có cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực riêng biệt, bởi vậy cách tính điểm xét tuyển của từng trường khác nhau.
Cách tính điểm Đánh giá năng lực 2025 (ĐGNL) của một số các trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội cụ thể như sau:
Tổng điểm của bài thi Đánh giá năng lực tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội là 150, căn cứ trên tổng số câu trả lời chính xác của thí sinh. Các thí sinh khi tham gia kỳ thi sẽ làm trực tiếp trên máy tính và biết được số điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi. Trong đó từng phần thi:
Trong nội dung bài thi có thể xuất hiện 1 – 4 câu hỏi thử nghiệm được trộn vào một cách ngẫu nhiên, thời gian làm bài tăng lên từ 2 – 4 phút, tuy nhiên sẽ không tính điểm với những câu hỏi thử nghiệm này.
Trường Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực và sử dụng phần mềm để chấm điểm tự động, ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kết quả được hiển thị ngay trên màn hình. Với tổng điểm toàn bài thi là 150 điểm căn cứ trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.
Với mỗi câu trả lời đúng các thí sinh được 1 điểm, những câu trả lời sai sẽ không được tính điểm, nội dung bài thi nào có chứa câu hỏi thử nghiệm đều không tính điểm.
Điểm xét tuyển = Điểm thi phần Tư duy định lượng (Toán học) + Điểm thi phần Tư duy định tính (Ngữ văn + Ngôn ngữ) + Điểm thi phần Khoa học Tự nhiên/Xã hội.
Tổng điểm của bài thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM là 1200 với 120 câu hỏi, tuy nhiên điểm số của từng câu hỏi sẽ có sự khác nhau bởi còn phụ thuộc vào độ khó, độ tư duy, logic và tính phân hóa của từng câu.
Đại học Quốc gia TPHCM sẽ sử dụng phương pháp trắc nghiệm hiện đại dựa theo lý thuyết tương ứng đáp câu hỏi để đưa ra kết quả bài thi ĐGNL. Theo đó các thí sinh sẽ làm bài thi trên giấy với dạng câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút, mỗi phần thi bao gồm:
Điểm xét tuyển = Điểm Sử dụng ngôn ngữ + Điểm Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu + Điểm Giải quyết vấn đề + Điểm ưu tiên (nếu có).
Cách tổ chức kỳ thi ĐGNL của Đại học Bách Khoa Hà Nội có nhiều sự thay đổi, về kỳ thi luôn tập trung theo hướng đơn giản, gọn nhẹ tuy nhiên vẫn cần đảm bảo được tính phân hóa của năng lực thí sinh. Đến nay bài thi ĐGNL của Đại học Bách Khoa Hà Nội đã loại bỏ phần thi tự chọn, thay vào đó sẽ là 3 phần thi bắt buộc, thời gian làm bài 150 phút. Cụ thể như:
Điểm xét tuyển = Điểm Tư duy định lượng + Điểm Tư duy đọc hiểu + Điểm Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh ở mỗi vùng miền có thể tiếp cận kỳ thi dễ dàng, bên cạnh đó việc quy đổi điểm còn giúp thuận tiện trong việc xét tuyển của từng trường Đại học trên toàn quốc trở nên đơn giản hơn.
Cách quy đổi điểm ĐGNL cụ thể như:
Điểm bài thi ĐGNL của trường Đại học Quốc gia HN và Đại học Quốc gia HCM có thể thực hiện quy đổi cho nhau với công thức:
HSA = 0,1103 x APT
Trong đó:
Với công thức quy đổi ở trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các thí sinh mỗi vùng miền tiếp cận kỳ thi cách dễ dàng nhất.
Trên thực tế có nhiều trường Đại học xét tuyển điểm thi ĐGNL theo hệ số 30. Cách để quy đổi điểm thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM và ĐH Quốc gia Hà Nội:
Có thể thấy rằng trong kỳ thi Đánh giá năng lực ngoài việc giúp kiểm tra kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy và lập luận logic còn giúp mở ra cơ hội cho các thí sinh đỗ vào Trường Đại học.
Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cách tính điểm Đánh giá năng lực, theo đó sẽ xây dựng được kế hoạch ôn tập khoa học và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Bạn đọc thường xuyên theo dõi chuyên mục này của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để cập nhật nhanh chóng tin tức thi tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất.