Cách tính điểm Đại học khối B năm 2025 như thế nào? Cần chú ý điều gì? Để biết chính xác công thức tính điểm Đại học năm nay, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Khối B truyền thống bao gồm 3 môn Là Toán, Sinh học, Hóa học. Trong đó môn Hóa học sẽ được thay thế bằng các môn như Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn… Mỗi môn thay thế là đại diện cho các tổ hợp nằm trong khối B, tương ứng với đó là cách tính điểm Đại học khối B sẽ căn cứ vào tùy từng môn trong tổ hợp môn khối B.
Tại các trường Đại học sẽ áp dụng phương thức xét tuyển khối B khác nhau, mỗi hình thức xét tuyển sẽ có các cách tính riêng biệt. Dưới đây là các cách tính điểm Đại học khối B chi tiết theo từng hình thức xét tuyển.
Cách tính điểm Đại học khối B
Cách tính Đại học khối B theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Đối với các ngành không có môn nhân hệ số
Hiện nay có một số các ngành không có môn nhân hệ số, như vậy cách tính điểm Đại học khối B sẽ được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển Đại học khối B = Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm của các môn thành phần trong tổ hợp môn thí sinh đăng ký xét tuyển;
Điểm ưu tiên: Được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường Đại học.
Đối với các ngành có môn nhân hệ số
– Áp dụng xét tuyển theo thang điểm 40
Điểm xét tuyển Đại học khối B (thang điểm 40) = ( Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3) x2 + điểm ưu tiên (nếu có).
– Áp dụng xét tuyển theo thang điểm 30
Điểm xét Đại học khối B (thang điểm 30) =[Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 x 2] x 3/4 + điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm của các môn thành phần trong tổ hợp môn thí sinh đăng ký xét tuyển;
Điểm ưu tiên: Được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường Đại học.
Mỗi phương thức xét tuyển sẽ có cách tính điểm Đại học khối B khác nhau
Cách tính điểm Đại học khối B dựa trên kết quả học bạ
Các trường Đại học xét tuyển khối B dựa trên kết quả học bạ thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển phổ biến như:
Hình thức 1: Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển 5 học kì hoặc 3 học kì hoặc cả năm lớp 12
Tính theo điểm trung bình của 5 học kì, công thức cụ thể: Điểm xét tuyển Đại học khối B = (ĐTB cả năm lớp 10 + ĐTB cả năm lớp 11 + ĐTB HK 1 lớp 12)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có);
Tính theo điểm trung bình của 3 học kì, công thức cụ thể: Điểm xét tuyển Đại học khối B = (Điểm TB cả năm lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12)/2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Tính theo điểm trung bình cả năm lớp 12, công thức cụ thể: Điểm xét tuyển Đại học khối B = (Điểm TB lớp 12 môn 1 + Điểm TB lớp 12 môn 2 + Điểm TB lớp 12 môn 3)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm của các môn thành phần trong tổ hợp môn thí sinh đăng ký xét tuyển;
Điểm ưu tiên: Được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường Đại học.
Hình thức 2: Xét tuyển kết quả học tập (Điểm tổng kết học tập)
Điểm xét tuyển Đại học khối B (cả 3 năm THPT) = (ĐTB cả năm lớp 10 + ĐTB cả năm lớp 11 + ĐTB cả năm lớp 12)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm của các môn thành phần trong tổ hợp môn thí sinh đăng ký xét tuyển;
Điểm ưu tiên: Được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường Đại học.
Cách tính điểm Đại học khối B theo các phương thức xét tuyển khác
Tính điểm xét tuyển Đại học khối B theo kết quả thi Đánh giá năng lực
Tương tự như phương thức xét tuyển căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT thì kỳ thi Đánh giá năng lực cũng được sử dụng trong xét tuyển Đại học. Tuy nhiên sẽ có cách tính điểm khác nhau tùy thuộc vào từng trường Đại học tổ chức kỳ thi riêng. Bởi vậy các thí sinh cần theo dõi thường xuyên thông tin của trường tổ chức kỳ thi để nắm rõ cách tính điểm chính xác. Cách tính điểm kỳ thi Đánh giá năng lực của một số các trường:
– Tính điểm Đánh giá năng lực của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội:
Điểm xét tuyển = Điểm thi phần Tư duy định lượng + Điểm thi phần Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH.
– Trường hợp 2: Tính điểm đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TPHCM:
Điểm xét tuyển = Điểm Sử dụng ngôn ngữ + Điểm Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu + Điểm Giải quyết vấn đề + Điểm ưu tiên (nếu có).
– Trường hợp 3: Tính điểm đánh giá năng lực của Đại học Bách khoa Hà Nội:
Điểm xét tuyển = Điểm tư duy toán học + Điểm tư duy đọc hiểu + Điểm tư duy giải quyết vấn đề.
Để quy đổi ra thang điểm 10, chỉ cần lấy kết quả của điểm xét tuyển trên/10.
Tính điểm xét tuyển Đại học khối B vào các trường Công an, quân đội
Hiện nay đối với 1 số trường Công an, quân đội thi theo đề của Bộ Công An, cách tính điểm xét tuyển Đại học sẽ căn cứ trên điểm bài thi đánh giá năng lực 60% và điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 40% trên tổng điểm xét tuyển.
Điểm xét tuyển = Điểm Tư duy định lượng + Điểm Tư duy đọc hiểu + Điểm Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề.
Thí sinh biết cách tính điểm Đại học khối B chính xác sẽ lựa chọn được ngành, trường Đại học phù hợp với năng lực
Khi tính điểm Đại học khối B, theo chia sẻ của một số Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ có một số lưu ý quan trọng thí sinh cần chú ý để đảm bảo tính chính xác và hiểu rõ cách thức tính điểm vào Đại học:
Hệ số điểm: Tùy từng trường Đại học sẽ áp dụng hệ số điểm cho những môn thi chính khác nhau như: Có một số trường áp dụng môn Toán tính hệ số 1, tuy nhiên có một số trường áp dụng hệ số khác nhau;
Điểm chuẩn: Điểm chuẩn của từng trường Đại học sẽ khác nhau do nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chất lượng thí sinh, số lượng thí sinh đăng ký;
Tổ hợp môn: Khối B có thể bao gồm các tổ hợp môn khác nhau như B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) hoặc B01 (Toán, Sinh học, Địa lý)… Do đó thí sinh cần kiểm tra kỹ tổ hợp môn của trường Đại học định đăng ký dự tuyển;
Cách tính điểm: Điểm tổng kết sẽ được tính dựa trên điểm thi của các môn thi chính. Bởi vậy thí sinh cần kiểm tra cách tính điểm của từng trường Đại học để đảm bảo tính điểm chính xác;
Thông tin tuyển sinh: Thí sinh cần kiểm tra thông tin tuyển sinh của trường Đại học muốn xét tuyển để nắm rõ về cách tính điểm, điểm chuẩn và những điều kiện đi kèm khác từ đó nâng cao cơ hội trúng tuyển ngành học theo đúng mục tiêu sự nghiệp;
Sử dụng điểm thi: Một số trường Đại học cho phép sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, trong khi một số trường khác có thể yêu cầu thêm các bài thi đánh giá năng lực hoặc phỏng vấn nên cần tìm hiểu kỹ càng;
Chính sách tuyển sinh có thể thay đổi hàng năm, vì vậy thí sinh cần cập nhật thông tin tuyển sinh mới nhất từ trường Đại học mà bản thân đang quan tâm.
Trên đây là hướng dẫn cách tính điểm Đại học khối B chính xác, đầy đủ nhất để bạn đọc hiểu rõ và ước lượng được số điểm của bản thân. Từ đó có định hướng trong việc lựa chọn được trường Đại học yêu thích.