fbpx

Chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình chiết xuất chuẩn

27/08/2024

Người đăng : NhâmPT

Chia sẻ

Chiết xuất dược liệu không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe mà còn thúc đẩy nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học. Vậy quy trình chuẩn của công nghệ chiết xuất dược liệu cụ thể như thế nào? Có mấy phương pháp chiết xuất?

chiết xuất dược liệu

Chiết xuất dược liệu là một quá trình quan trọng trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe

Chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất dược liệu là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau để chiết, tách các tinh chất quý từ các thảo mộc hay dược liệu thiên nhiên. Các hợp chất này có thể được sử dụng để điều chế thuốc hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác. Quy trình chiết xuất được thực hiện khép kín theo các quy tắc và quy định rõ ràng với nhiều trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh toàn thực phẩm.

Mục đích của chiết xuất dược liệu

Chiết xuất dược liệu có mục đích tách ra và cô đặc các thành phần hoạt chất có lợi ích sức khỏe từ các nguồn dược liệu thiên nhiên như là tinh dầu, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất,… Quá trình chiết xuất sẽ tách riêng biệt các phần dinh dưỡng, bổ dưỡng để sản xuất các chế phẩm an toàn và có tính giá trị sức khỏe cao.

Quá trình này nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm. Thông thường thì hoạt chất sau chiết tách thường tồn tại dưới dạng dung dịch hoặc dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu có tác dụng mạnh hơn, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

chiết xuất dược liệu góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học

Chiết xuất dược liệu góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học

>>Xem thêm: Dược Lý Lâm Sàng là gì? Vai trò của Dược lý học lâm sàng

Quá trình chiết xuất dược liệu có thể loại bỏ các tạp chất không mong muốn như bã, ẩm mốc, nấm hoặc vi khuẩn cùng nhiều loại côn trùng, độc tố… Thu được các sản phẩm chiết xuất tinh khiết để phục vụ quá trình nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh.

Nhờ chiết xuất dược liệu, con người có nhiều sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng. Đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng tiến hành nghiên cứu và áp dụng trong các ứng dụng y học. Cụ thể mục đích của chiết xuất dược liệu đó là:

  • Sản xuất dược phẩm, tạo ra thuốc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
  • Giúp tinh chế và cô đặc các hoạt chất, tăng cường hiệu quả và độ an toàn của thuốc.
  • Có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
  • Các chiết xuất từ dược liệu có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tổng quát.
  • Dược liệu chiết xuất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da để dưỡng ẩm, chống lão hóa và điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, nám và tàn nhang.
  • Các thành phần tự nhiên từ dược liệu có thể giúp nuôi dưỡng tóc, chống rụng tóc và cải thiện sức khỏe da đầu.
  • Được sử dụng trong các sản phẩm xà phòng, dầu gội và dầu xả.
  • Một số chiết xuất có tính chất kháng khuẩn, giúp làm sạch và bảo vệ răng miệng.
  • Một số tinh dầu có tính kháng khuẩn, kháng viêm và có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đau đầu.
  • Chiết xuất dược liệu là nguồn quan trọng cho việc sử dụng trong y học và công nghiệp.
  • Chiết xuất dược liệu giúp bảo tồn và sử dụng bền vững các loài thực vật có giá trị y học, giảm nguy cơ tuyệt chủng.
  • Nhu cầu về chiết xuất dược liệu thúc đẩy phát triển nông nghiệp nâng cao thu nhập cho nông dân.

Quy trình chuẩn trong chiết xuất dược liệu

Chuẩn bị nguyên liệu

Cần chuẩn bị về dược liệu và dung môi chiết xuất. Dược liệu để chiết xuất khá đa dạng như: cây thuốc quý, thảo dược, sinh vật biển, các loại củ… Dung môi chiết xuất sẽ phân thành 3 loại chính sau:

  • Dung môi phân cực có tính lưỡng cực như nước, cồn…
  • Dung môi phân cực không có tính lưỡng cực như DMF, Ether Ethylic, CHCl3…
  • Các dung môi không phân cực cũng không có tính lưỡng cực.

Tùy vào từng phương pháp và mục đích chiết xuất mà sẽ sử dụng loại dung môi phù hợp.

quy trình chiết suất dược liệu

Quy trình chuẩn trong chiết xuất dược liệu

Quy trình chiết suất

Dưới đây là một quy trình chiết xuất dược liệu chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết;
  • Thực hiện chiết xuất hoạt chất để thu được dung dịch;
  • Loại bỏ các tạp chất không cần thiết trong dung dịch;
  • Tiết hành cô đặc hoặc sấy khô;
  • Thực hiện hoàn chỉnh chế phẩm.

Các phương pháp chiết xuất dược liệu

  • Phương pháp chiết ngâm.
  • Phương pháp ngấm kiệt.
  • Phương pháp chiết bằng sóng siêu âm.
  • Phương pháp chiết siêu tới hạn.

Bài viết của Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình chuẩn của công nghệ chiết xuất dược liệu cũng như các phương pháp phổ biến dùng trong chiết xuất dược liệu hiện nay. Chiết xuất dược liệu không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm để phát triển trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Bình Luận

Chia sẻ
tin cùng chuyên mục
Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Tổng hợp các câu nói hay về ngành Dược ý nghĩa Ngành Dược là một nghề có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Là ngành đóng góp nhiều lợi ích và cơ hội phát triển cho đất nước nên nhận được nhiều sự yêu mến, tôn trọng. Dưới đây là một số các câu nói hay về ngành Dược nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các Dược sĩ và sự cống hiến của họ trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Ngành Hóa Dược là ngành gì? Cơ hội việc làm ra sao? Những năm gần đây ngành Hóa Dược đang thu hút được nhiều thí sinh quan tâm theo học vì đem lại cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể học ngành Hóa Dược ra trường sẽ làm những công việc gì là thắc mắc của rất nhiều thí sinh. Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Sự khác biệt giữa ngành Dược học và Hóa dược Dược học và Hóa dược là hai ngành học đầy tiềm năng phát triển nên được nhiều thí sinh lựa chọn theo học. Đã có rất nhiều thí sinh nhầm lẫn hai ngành là một. Tuy nhiên đây là hai ngành riêng biệt, có sự khác nhau về chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm. Vậy sự khác biệt giữa 2 ngành trên là gì? Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thông tin rõ hơn tới thí sinh trong bài viết này. Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ ấn tượng nhất Ngành Dược luôn được coi là ngành học luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Nếu bạn đang chưa tìm được cách để viết đơn xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thì bài viết này sẽ chia sẻ cách viết đơn xin việc ngành Dược sĩ chuẩn xác nhất giúp bạn ghi điểm. GPS Là Gì? Tiêu Chuẩn Các GPS Trong Ngành Dược GPS Là Gì? Tiêu Chuẩn Các GPS Trong Ngành Dược GPS là cụm từ viết tắt mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến trong ngành Y Dược. Trong ngành sản xuất thuốc các cơ sở sản xuất và bảo quản thuốc cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn GPS. Vậy GPS là gì? Tiêu chuẩn các GPs trong ngành Dược như thế nào? QA Ngành Dược Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên QA Dược QA Ngành Dược Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên QA Dược QA Dược là một phần không thể thiếu trong ngành Dược phẩm. Đảm bảo rằng các sản phẩm Dược phẩm trên thị trường đạt tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng tìm hiểu thêm để biết QA ngành Dược là gì? Vai trò và công việc của nhân viên QA Dược. QC ngành Dược là gì? Những công việc của QC ngành Dược QC ngành Dược là gì? Những công việc của QC ngành Dược Trong ngành Dược phẩm trước khi tung ra thị trường bất kỳ sản phẩm nào cũng cần trải qua quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Qúa trình này được gọi là QC ngành Dược. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để biết QC ngành Dược là gì? Vai trò QC trong ngành Dược. Nên Học Dược Hay Kinh Tế Năm 2024? Cơ Hội Việc Làm 2 Ngành Nên Học Dược Hay Kinh Tế Năm 2024? Cơ Hội Việc Làm 2 Ngành Ngành Dược và ngành Kinh tế là hai ngành hàng năm nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh vì bởi tính ứng dụng cao vào đời sống. Để lựa chọn nên học Dược hay Kinh tế các em cần so sánh được ưu và nhược điểm của ngành học này. Ngành Dược Thú Y Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường Ngành Dược Thú Y Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường Hiện nay ngành Thú y được chia ra làm 2 chuyên ngành đào tạo chính đó là ngành Chăn nuôi thú y và ngành Dược thú y, trong đó ngành Dược thú y thu hút được nhiều bạn trẻ theo học. Vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành Dược thú y như thế nào, có dễ xin việc không?